Bài tập về tín dụng ngân hàng có đáp án

6 bài tập Xác định Hạn mức tín dụng (kèm giải)

Bài tập tín dụng (có lời giải)

--------------------------

Bài 1: 

Trước quý I/2010 công ty Cổ phần Gốm Đồng Tháp gửi đến ABBank hồ sơ 

vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng phân xưởng sản xuất bình hoa 

xuất khẩu. Sau khi thẩm định, ABBank đã nhất trí về các số liệu như sau:

+ Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dư án gồm :

- Chi phí XDCB: 2.500 trđ

- Tiền mua thiết bị: 3.120 trđ

- Chi phí XDCB khác: 462 trđ

+ Vốn tự có của doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án bằng 34 % giá trị dự 

toán của dự án

+ Lợi nhuận doanh nghiệp thu được hàng năm trước khi đầu tư là 2.890 trđ.

Biết rằng sau khi đầu tư thực hiện dự án lợi nhuận tăng thêm 25% so với 

trước khi đầu tư

+ Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hàng năm là 15%

+ Các nguồn khác tham gia thực hiện dự án 689,02 trđ

+ Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án dùng để trả nợ cho 

ngân hàng

+ Nguồn khác dùng để trả nợ hàng năm : 108,775 trđ

+ Dự án khởi công ngày 1/1/2010 và được hoàn thành đưa vào sử dụng vào 

ngày 1/7/2010

Yêu cầu: Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay

Biết rằng: tài sản bảo đảm có giá trị là 5.000 trđ và tỷ lệ bảo đảm theo quy 

định của NH là 70%

Bài giải :

1. Xác định mức cho vay

1.1   Xác định mức cho vay theo dự án

Bước 1: xác định vốn đầu tư vào tài sản cố định 

2.500 trđ + 3.120 trđ + 462 trđ = 6.082 trđ

Bước 2: xác định nguồn vốn tự có tham gia dự án 

6.082 trđ x 34 % = 1.964,24 trđ

Bước 3: xác định nguồn vốn khác tham gia dự án 689,02 trđ

Bước 4: xác định mức cho vay theo dự án

6.082 trđ – 1.964,24 trđ – 689,02 trđ = 3.428,74 trđ

1.2   Xác định mức cho vay theo tài sản bảo đảm

ThiNganHang.com

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Bài tập về tín dụng ngân hàng có đáp án

Bài tập tín dụng ngân hàng có lời giải

Đáp án và lời giải chính xác cho Bài tập tín dụng ngân hàng có lời giải” cùng với kiến thức mở rộng là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn sinh viên.

Bài tập tín dụng ngân hàng có lời giải

Bài 1: Ngân hàng A cho công ty B vay vốn để kinh doanh, thời hạn vay từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2000. Ngân hàng C phát hành bảo lãnh cho giao dịch nói trên. Cuối tháng 12 năm 2000, ngân hàng C được yêu cầu thực hiện bảo lãnh từ phía ngân hàng A. Anh chị hãy cho biết:

a. Các thành phần trong quan hệ bảo lãnh nói trên.

b. Cách xử lý của ngân hàng C trước yêu cầu của ngân hàng A.

Hướng dẫn:

a. Các thành phần trong quan hệ bảo lãnh: nêu rõ từng thành phần.

b. Nhận định tình huống: đây là dạng bảo lãnh nợ vay. Xử lý của ngân hàng bảo lãnh: không giải quyết vì đã hết thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, hoặc là hợp đồng gốc đã được điều chỉnh thời hạn mà không thông báo cho ngân hàng bảo lãnh biết, nên ngân hàng bảo lãnh mặc nhiên được giải phóng khỏi nghĩa vụtrả nợ

Bài 2: Ủy ban nhân dân tỉnh H có nhu cầu xây dựng một công trình văn hóa phục vụ nhân dân trong tỉnh. Hãy cho biết những rủi ro có thể gặp phải khi Ngân hàng cung cấp sản phẩm bảo lãnh và những loại bảo lãnh ngân hàng nên áp dụng trong suốt quá trình thực hiện từ khi chọn đối tác cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

Hướng dẫn:

a. Khâu tổ chức đầu thầu: người dự thầu vi phạm quy định đấu thầu => bảo lãnh dự thầu.

b. Khâu thi công trình: người thi công không thực hiện đúng tiến độ hoặc chất lượng công trình quá kém => bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

c. Khâu hoàn thành đưa vào sử dụng: chất lượng công trình không bảo đảm => bảo lãnh chất lượng sản phẩm.

d. Nếu có hành vi ứng trước tiền cho bên thi công thì có thể có bảo lãnh hoàn thanh toán.

Bài 3: Trong tháng 1/2021, doanh nghiệp HA gửi đến ngân hàng X hồ sơ vay vốn để thực hiện dự án mua sắm thiết bị nhằm mở rộng sản xuất, công trình tự làm. Sau khi thẩm định, ngân hàng X đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu như sau:

- Chi phí xây dựng cơ bản: 17 tỷ đồng

- Chi phí mua TSCĐ: 7 tỷ đồng

- Chi phí lắp đặt TSCĐ: 0,5 tỷ đồng

- Chi phí khác: 0,3 tỷ đồng

- Vốn tự có và các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án là 7 tỷ đồng.

- Giá trị TSĐB là 25 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay tối đa bằng 70% giá trị TSĐB

- Nguồn vốn của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp.

- Tổng lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án là 6 tỷ đồng, tăng 30% so với trước khi thực hiện dự án. Doanh nghiệp cam kết sử dụng toàn bộ lợi nhuận này để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra doanh nghiệp có nguồn khác đem trả nợ hàng năm là 65 triệu đồng.

- Tài sản khấu hao hết trong 8 năm theo phương pháp khấu trừ

- Thời gian thi công của dự án trong 3 tháng

Yêu cầu:

1. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý đối với dự án trên?

2. Nếu ngân hàng muốn khách hàng trả nợ trong 48 tháng thì số tiền trả nợ hàng năm cần thay đổi bao nhiêu?

Hướng dẫn: 

1. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay

- Tổng chi phí thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh:

= 17 + 7 + 0,5 + 0,3 = 24,8 tỷ

- Vốn tự có và các nguồn khác tham gia dự án là 7 tỷ

- Nhu cầu vốn = 24,8 – 7 = 17,8 tỷ

- Dự án triển khai nâng cao hiệu quả kinh doanh nên ngân hàng quyết định cho vay

- Ngân hàng cho vay tối đa bằng 70% TSĐB = 25*70% = 17,5 tỷ

- Nhu cầu vốn = 17,8 tỷ > giới hạn cho vay bằng TSĐB là 17,5 tỷ

Để cho vay đúng theo nhu cầu vốn của khách hàng là 17,8 tỷ. Ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện 1 trong các phương án sau:

+ Bổ sung thêm giá trị TSĐB cho dự án với giá trị TSĐB ≥ (17,8-17,5)/70% = 0,42857 tỷ đồng.

+ Cắt giảm bớt chi phí không cần thiết của dự án với giá trị cắt giảm ≥ 0,3 tỷ để đảm bảo số tiền giải ngân trong phạm vi giới hạn của TSĐB

+ Bổ sung vốn tự có hoặc các nguồn khác tham gia dự án với giá trị ≥ 0,3 tỷ

+ Xem xét lại quan hệ tín dụng trong quá khứ với DN và tính khả thi, khả năng sinh lời của phương án vay vốn để cho vay tín chấp với giá trị món vay 0,3 tỷ đồng. Nếu được, ngân hàng giải ngân cho vay 17,8 tỷ đồng

- Tổng lợi nhuận sau khi thực hiện dự án là 6 tỷ nên số lợi nhuận tăng thêm = 6 - 6/(1+30%) = 1,385 tỷ

Giá trị khấu hao hàng năm = 24,8/8 = 3,1

- Tổng nguồn trả nợ hàng năm gồm lợi nhuận tăng thêm, nguồn vốn trả nợ khác và giá trị khấu hao hàng năm

- Tổng nguồn trả nợ hàng năm = 1,385 + 0,065 + 3 = 4,45 tỷ

- Thời hạn trả nợ gốc vay = 17,8/4,45 = 4 năm

- Thời gian cho vay = thời hạn trả nợ gốc + thời gian thi công = 4 năm + 3 tháng = 4 năm, 3 tháng

2. Muốn khách hàng trả nợ trong 48 tháng = 4 năm

Số tiền trả nợ hàng năm = 17,8/4 = 4,45 tỷ

Như vậy, số tiền trả nợ hàng năm giữ nguyên

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Bài 1. Trong tháng 1/2021, doanh nghiệp sản xuất và thương mại TA gửi đến ngân hàng X hồ sơ vay vốn để thực hiện dự án mua sắm thiết bị nhằm mở rộng sản xuất. Sau khi thẩm định, ngân hàng X đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu như sau: - Chi phí xây dựng cơ bản: 10,4 tỷ đồng - Chi phí mua TSCĐ: 4,3 tỷ đồng - Chi phí lắp đặt TSCĐ: 0,2 tỷ đồng - Chi phí khác: 0,1 tỷ đồng - Vốn tự có thực hiện dự án và các nguồn vốn khác tham gia chiếm 20% tổng chi phí dự toán của dự án - Giá trị TSĐB là 20 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay tối đa bằng 65% giá trị TSĐB - Nguồn vốn của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. - Tổng lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án là 3,85 tỷ đồng, tăng 40% so với trước khi thực hiện dự án. Doanh nghiệp cam kết sử dụng toàn bộ lợi nhuận này để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra doanh nghiệp có nguồn khác đem trả nợ hàng năm là 400 triệu đồng. - Tài sản khấu hao hết trong 8 năm theo phương pháp khấu trừ - Thời gian thi công của dự án trong 6 tháng

Yêu cầu:

1 – Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý đối với dự án trên? 2 – Nếu ngân hàng muốn khách hàng trả nợ trong 42 tháng thì số tiền trả nợ hàng năm cần thay đổi bao nhiêu?

Đáp án:

1 – xác định mức cho vay và thời hạn cho vay

- Tổng chi phí thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh: = 10,4 + 4,3 + 0,2 + 0,1 = 15 tỷ - Vốn tự có chiếm 20% tổng chi phí = 20%*15 = 3 tỷ - Nhu cầu vốn = 15 – 3 = 12 tỷ - Dự án triển khai nâng cao hiệu quả kinh doanh nên ngân hàng quyết định cho vay - Ngân hàng cho vay tối đa bằng 65% TSĐB = 20*65% = 13 tỷ - Nhu cầu vốn = 12 tỷ < 13 tỷ nên ngân hàng có thể cho vay với mức là 12 tỷ - Tổng lợi nhuận sau khi thực hiện dự án là 3,85 tỷ nên số lợi nhuận tăng thêm = 3,85 - 3,85/(1+40%) = 1,1 tỷ Giá trị khấu hao hàng năm = 15/8 = 1,875 - Tổng nguồn trả nợ hàng năm gồm lợi nhuận tăng thêm, nguồn vốn trả nợ khác và giá trị khấu hao hàng năm - Tổng nguồn trả nợ hàng năm = 1,1 + 0,4 + 1,875 = 3,375 tỷ - Thời hạn trả nợ gốc vay = 12/3,375 = 3,56 năm - Thời gian cho vay = thời hạn trả nợ gốc + thời gian thi công = 3,56 năm + 0,5 năm = 4,06 năm

2 – Muốn khách hàng trả nợ trong 42 tháng = 3,5 năm

Số tiền trả nợ hàng năm = 12/3,5 = 3,42 tỷ Như vậy, số tiền trả nợ hàng năm tăng thêm = 3,42 – 3,375 = 0,045 tỷ = 45 triệu  

Bài 2. Trong tháng 1/2021, doanh nghiệp HA gửi đến ngân hàng X hồ sơ vay vốn để thực hiện dự án mua sắm thiết bị nhằm mở rộng sản xuất, công trình tự làm. Sau khi thẩm định, ngân hàng X đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu như sau:

- Chi phí xây dựng cơ bản: 17 tỷ đồng - Chi phí mua TSCĐ: 7 tỷ đồng - Chi phí lắp đặt TSCĐ: 0,5 tỷ đồng - Chi phí khác: 0,3 tỷ đồng - Vốn tự có và các nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án là 7 tỷ đồng. - Giá trị TSĐB là 25 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay tối đa bằng 70% giá trị TSĐB - Nguồn vốn của ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp. - Tổng lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án là 6 tỷ đồng, tăng 30% so với trước khi thực hiện dự án. Doanh nghiệp cam kết sử dụng toàn bộ lợi nhuận này để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra doanh nghiệp có nguồn khác đem trả nợ hàng năm là 65 triệu đồng. - Tài sản khấu hao hết trong 8 năm theo phương pháp khấu trừ - Thời gian thi công của dự án trong 3 tháng

Yêu cầu:

1 – Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý đối với dự án trên? 2 – Nếu ngân hàng muốn khách hàng trả nợ trong 48 tháng thì số tiền trả nợ hàng năm cần thay đổi bao nhiêu?

Đáp án:

1 – xác định mức cho vay và thời hạn cho vay

- Tổng chi phí thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh: = 17 + 7 + 0,5 + 0,3 = 24,8 tỷ - Vốn tự có và các nguồn khác tham gia dự án là 7 tỷ - Nhu cầu vốn = 24,8 – 7 = 17,8 tỷ - Dự án triển khai nâng cao hiệu quả kinh doanh nên ngân hàng quyết định cho vay - Ngân hàng cho vay tối đa bằng 70% TSĐB = 25*70% = 17,5 tỷ - Nhu cầu vốn = 17,8 tỷ > giới hạn cho vay bằng TSĐB là 17,5 tỷ

Để cho vay đúng theo nhu cầu vốn của khách hàng là 17,8 tỷ. Ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện 1 trong các phương án sau:

+ Bổ sung thêm giá trị TSĐB cho dự án với giá trị TSĐB ≥ (17,8-17,5)/70% = 0,42857 tỷ đồng. + Cắt giảm bớt chi phí không cần thiết của dự án với giá trị cắt giảm ≥ 0,3 tỷ để đảm bảo số tiền giải ngân trong phạm vi giới hạn của TSĐB + Bổ sung vốn tự có hoặc các nguồn khác tham gia dự án với giá trị ≥ 0,3 tỷ + Xem xét lại quan hệ tín dụng trong quá khứ với DN và tính khả thi, khả năng sinh lời của phương án vay vốn để cho vay tín chấp với giá trị món vay 0,3 tỷ đồng. Nếu được, ngân hàng giải ngân cho vay 17,8 tỷ đồng - Tổng lợi nhuận sau khi thực hiện dự án là 6 tỷ nên số lợi nhuận tăng thêm = 6 - 6/(1+30%) = 1,385 tỷ Giá trị khấu hao hàng năm = 24,8/8 = 3,1 - Tổng nguồn trả nợ hàng năm gồm lợi nhuận tăng thêm, nguồn vốn trả nợ khác và giá trị khấu hao hàng năm - Tổng nguồn trả nợ hàng năm = 1,385 + 0,065 + 3 = 4,45 tỷ - Thời hạn trả nợ gốc vay = 17,8/4,45 = 4 năm - Thời gian cho vay = thời hạn trả nợ gốc + thời gian thi công = 4 năm + 3 tháng = 4 năm, 3 tháng

2 – Muốn khách hàng trả nợ trong 48 tháng = 4 năm

Số tiền trả nợ hàng năm = 17,8/4 = 4,45 tỷ Như vậy, số tiền trả nợ hàng năm giữ nguyên

Bài 3. Doanh nghiệp MX có tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện trên bảng CĐKT tóm tắt vào 31/12/2020 như sau:


 

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Ngân quỹ 200 Vay ngân hàng 225
Khoản phải thu 420 Nợ phải trả người bán 275
Hàng tồn kho 620 Nợ ngắn hạn khác 80
Tài sản ngắn hạn khác 0 Nợ dài hạn 730
Tài sản cố định 750 Vôn chủ sở hữu 680
Tổng tài sản 1.990 Tổng nguồn vốn 1.990

  Năm 2020, doanh nghiệp MX có doanh thu thuần là 4.200 tỷ đồng. Giả định số liệu kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ 2020 của doanh nghiệp là tương đương. Doanh nghiệp dự báo nhu cầu sản phẩm trên thị trường tăng lên, nên doanh thu thuần từ bán hàng sẽ tăng thêm 15% vào năm tới. Doanh nghiệp cần thêm nguồn vốn tài trợ bổ sung là bao nhiêu trong năm tiếp theo? Lập bảng CĐKT dự tính năm 2021 của doanh nghiệp. Biết rằng: Trong năm 2021 VCSH, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không thay đổi nhưng tận dụng nguồn tín dụng thương mại tốt nên tỷ lệ nợ phải trả từ tín dụng thương mại tăng lên 1,25 lần.

Đáp án:

Doanh thu thuần năm 2021 = 4.200 * (1+15%) = 4.830

Hiệu quả sử dụng tổng TS 2020 = 4.200/1.900 = 2.21 = Hiệu quả sử dụng tổng TS năm 2021

  • Tổng TS 2021 = 4.830/2.21 = 2.185

Nợ phải trả 2020 = 225 + 275 + 80 + 730 = 1.310 Tỷ lệ nợ từ tín dụng thương mại năm 2020 = 275/1.310 = 21,15% Năm 2021, tỷ lệ nợ từ tín dụng thương mại tăng 1,25 lần = 21,15%*1,25 = 26,44%

Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên tổng nguồn vốn năm 2021 = 2.185

  • Tín dụng thương mại năm 2021 = 26,44%*(2.185 – 680) = 398

Do tổng nguồn vốn năm 2021 lớn hơn tổng nợ và vốn chủ sở và nợ tín dụng thương mại tăng thêm nên số nợ vay phải tăng thêm trong năm 2021 là: = 2.185 – 225 – 398 – 80 – 730 – 680 = 72

Vậy, doanh nghiệp cần thêm vốn tài trợ bổ sung là 72

Tổng nợ vay ngân hàng trong năm 2021 là 72 + 225 = 297 - TSLĐ năm 2020 = Tổng TS năm 2020 – TSCĐ năm 2020 = 1.990 – 750 = 1.240 - TSCĐ giả định không tăng do chưa sử dụng hết công suất nên TSLĐ năm 2021 = 2.185 – 750 = 1.435 Ngân quỹ năm 2021 = (200/1240)*1.435 = 231,5 Khoản phải thu năm 2021 = (420/1.240)*1.435 = 486 Hàng tồn kho năm 2021 = (620/1.240)*1.435 = 717,5

Bảng CĐKT năm 2021 là:


 

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Ngân quỹ 231,5 Vay ngân hàng 297
Khoản phải thu 486 Nợ phải trả người bán 398
Hàng tồn kho 717,5 Nợ ngắn hạn khác 80
Tài sản ngắn hạn khác 0 Nợ dài hạn 730
Tài sản cố định 750 Vôn chủ sở hữu 680
Tổng tài sản 2.185 Tổng nguồn vốn 2.185