Bài tập the dục cho bà bầu 3 tháng cuối

Dưới đây là những hoạt động mẹ nên thực hiện khi ở 3 tháng cuối thai kỳ.

1. Đi bộ

Là một trong những cách luyện tập tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai. Ngoài việc đi bộ nhẹ nhàng, nếu có thể bạn hãy thử đi bộ nhanh hơn một chút và duy trì tốc độ đều đều. Việc này giúp hệ tuần hoàn của mẹ lưu thông tốt, giảm bớt tình trạng phù nề chân nếu có.

Tuy nhiên các mẹ bầu không nên đi bộ quá lâu, cần xen kẽ với việc ngồi nghỉ ngơi. Thời gian đi bộ không quá 15 phút trên 1 lần. 

 

Nếu thường xuyên cảm thấy mất sức khi mang thai hoặc rất thích tập những bài yoga đầy năng lượng, bạn có thể thử tư thế uốn cong người [crescent lunge]. Động tác này khá tốn sức và thử thách đối với mẹ bầu nhưng lại rất lý tưởng cho những phụ nữ đam mê yoga ngay từ trước khi có em bé.

Lợi ích

Tư thế này rất tốt cho việc mở rộng xương sàn chậu để chuẩn bị sinh con, giúp bé nằm đúng vị trí, tăng thêm diện tích ở tử cung để bé có thể trở đầu.

6. Tư thế một nửa chim bồ câu [Ardha Kapotasana]

Một vấn đề chung các bà mẹ đang mang thai thường gặp phải là đau thần kinh tọa, cảm giác đau buốt ở khung xương chậu. Đau thần kinh tọa là hiện tượng nóng như lửa đốt từ vùng lưng dưới xuống đến đùi, bắp chân, mắt cá và bàn chân ở một hoặc cả hai mặt của cẳng chân. Việc tập luyện tư thế một nửa chim bồ câu [half pigeon pose] thường xuyên sẽ giúp làm giảm hay thậm chí là tiêu diệt hoàn toàn cơn đau và chuột rút.

Lợi ích

Bên cạnh việc làm giảm hay diệt hẳn cơn đau thần kinh tọa, tư thế này còn giúp mở rộng hông lẫn xương chậu để thuận lợi cho việc sinh nở. Tư thế bồ câu một nửa cũng giúp em bé nằm đúng vị trí, tăng thêm diện tích ở tử cung để bé có thể trở đầu và giúp mở rộng khi cơ thể bị co thắt.

7. Tư thế ngồi xổm [Malasana]

Tư thế ngồi xổm rất thích hợp để tập luyện khi mang thai bởi vì nó giúp mở rộng khung xương chậu một cách hiệu quả. Một số bác sĩ còn thậm chí cho phép các bà mẹ được sử dụng tư thế này trong khi sinh con. Tư thế ngồi xổm sẽ tạo ra trọng lực để giúp việc sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Lợi ích

Đây là tư thế làm giảm hoặc loại bỏ sự căng ép ở cột sống, vai và cổ, đồng thời tăng thêm lượng oxy đưa vào cơ thể đến nhau thai, mở rộng xương chậu và xương hậu môn, giảm bớt cơn đau cũng như sự mệt mỏi.

8. Bài tập yoga cho bà bầu: Tư thế em bé vui vẻ [Ananda Balasana]

Giống như tên gọi của tư thế yoga cho bà bầu 3 tháng cuối này sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn bởi vì trong khi tập bạn sẽ phải làm nhiều động tác vui nhộn. Hãy lưu ý là nếu như bạn đang trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ và cảm thấy ngày càng khó chịu hơn khi nằm ngửa thì bạn nên tránh tập động tác này hoặc dùng một tấm nệm mỏng hay gối để kê hông cho thoải mái hơn nhé.

Lợi ích

Khi bạn nằm xuống và để đầu chạm đến sàn nhà hoặc thảm thì tư thế này có thể giúp loại bỏ cảm giác buồn nôn hoặc chóng mặt do hormone thay đổi trong thai ký. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp co giãn cơ bắp ở vùng xương chậu và giảm bớt những cơn chuột rút ở khu vực tử cung. Hơn nữa, nó còn làm cho tinh thần bạn thoải mái hơn khi bạn căng giãn hoàn toàn tất cả bộ phận cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Lợi ích của việc tập yoga trước khi sinh

Bạn phải luôn nhớ làm đúng theo hướng dẫn các bước tập và chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập bất cứ tư thế nào nhé. Trong thai kỳ, sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ hoặc do nồng độ hormone thay đổi, việc hít thở đúng cách khi tập luyện giúp bạn cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng, đồng thời giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Điều đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái và khỏe mạnh hơn. Chúc bạn có những giây phút luyện tập đầy năng lượng và sảng khoái.

Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ lưu ý rằng phụ nữ mang thai có thể tiếp tục thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối nếu nhịp tim của họ duy trì dưới 140 nhịp/phút. Điều đó có nghĩa là hầu hết các bài tập cardio đều phù hợp với mẹ bầu, miễn là bà bầu không gắng sức quá mức nhịp tim tối đa của mình.

Mẹ bầu cần đặt mục tiêu dành 30 phút cho tim mạch mỗi ngày bằng các bài tập an toàn, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu trước khi sinh và khiêu vũ. Hãy bỏ qua các bài tập thể dục có thể khiến mẹ bầu gắng sức quá mức; hoặc mất thăng bằng, chẳng hạn như kickboxing và lướt ván nước.

Mẹ bầu cũng cần tránh các động tác giãn cơ hoặc nằm ngửa. Khi thực hiện bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ bầu phải trang bị áo ngực thể thao để ngăn bị tổn thương cơ do ngực đang ngày một “trổ” size.

2. Hướng dẫn tập cho bà bầu tháng thứ 8

Chỉ còn một tháng nữa thôi em bé sẽ chào đời, vì vậy sẽ rất khó khăn nếu phải tập luyện những bộ môn cần vận động nhiều. Lúc này, mẹ bầu nên tập những bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ bầu thoải mái, thư giãn và hỗ trợ việc sinh nở thêm dễ dàng.

Trước buổi tập khoảng 1 giờ, mẹ bầu nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết khi đang luyện tập. Sau khi tập xong, tiếp tục ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trong vòng 1 giờ sau đó.

3. Bà bầu tháng thứ 9 nên tập gì?

Giờ G sắp điểm, hiện tại bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối phù hợp nhất dành cho mẹ bầu đó chính là hít thở. Hít thở đúng cách giúp vượt cạn dễ dàng hơn.

>>>> Mẹ bầu cũng lưu ý thêm Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn? để chuẩn bị quá trình sinh con thật tốt nhé!

Gợi ý bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối

1. Bài tập thở cho bà bầu 3 tháng cuối

Tập trung vào hơi thở sâu, chậm có thể giúp mẹ bầu giảm nhịp tim, ổn định huyết áp và giảm căng thẳng tinh thần; vì thở tạo điều kiện cho mẹ bầu thoát khỏi những suy nghĩ xao nhãng hoặc rối loạn. Mẹ bầu hãy nằm lòng 3 kỹ thuật sau đây nhé!

Hít thở sâu cơ bản

  • Tìm một nơi yên tĩnh, không bị phân tâm.
  • Ngồi hoặc nằm xuống ở một tư thế thoải mái và bắt đầu bằng cách hít thở bình thường.
  • Sau khi hít thở bình thường, hãy thử hít thở sâu và chậm.
  • Hít vào bằng mũi, chậm và đều đặn.
  • Cho phép ngực và dạ dày phồng lên khi mẹ bầu lấp đầy phổi của mình.
  • Cuối cùng, thở ra bằng miệng, thở ra hết cỡ.
  • Lặp lại động tác này trong vài nhịp thở.
  • Nếu mẹ bầu thấy tâm trí mình đang lang thang, hãy nhẹ nhàng đưa sự tập trung trở lại với hơi thở.

Thở sâu và hình dung những hình ảnh tích cực
Hãy làm theo các bước ở kỹ thuật đầu tiên; nhưng lần này hãy kết hợp một hình ảnh hoặc từ ngữ thư giãn để mẹ bầu tập trung vào trong quá trình thở.

Bất cứ điều gì cũng có thể hiệu quả, miễn là nó là thứ khiến mẹ bầu cảm thấy thư thái. Đó có thể là hình ảnh dòng suối trên núi, lời bài hát yêu thích của bạn hoặc có thể là điều gì đó thời thơ ấu khiến bạn cảm thấy an toàn và thoải mái.

Thở chánh niệm mỗi ngày.
Dù mẹ bầu đang ở đâu, bất cứ điều gì đang xảy ra xung quanh mẹ bầu, hãy dành một chút thời gian để tập trung vào nhịp thở. Hít thở chậm, sâu và cảm nhận không khí đi vào mũi. Thở ra hoàn toàn trước khi hít vào lại. Điều này có thể được thực hiện khi mẹ bầu đang ngồi tại bàn làm việc, khi đang lái xe ô tô, khi uống cà phê với bạn bè.

2. Bài tập yoga

Những bài tập yoga sẽ ít gây áp lực lên cơ thể mẹ bầu; nhưng vẫn tăng cường sức mạnh cho lõi và sàn chậu. Điều đó sẽ giúp mẹ bầu giữ thăng bằng, thoải mái cũng như hỗ trợ quá trình chuyển dạ và sinh nở. Mẹ bầu tham khảo một vài tư thế yoga gợi ý từ MarryBaby nhé!

  • Xoay cổ và vai nhẹ nhàng: Lắc đầu qua lại, rồi xoay theo vòng tròn theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ cùng với hơi thở nhẹ nhàng chậm rãi. Tương tự, xoay bả vai qua lại, lên xuống, theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện mỗi động tác 3 – 5 lần.
  • Xoay toàn vai: Đặt các đầu ngón tay phải lên trên vai phải và tương tự với bên trái. Từ từ xoay cánh tay và khớp vai xung quanh, như thể mẹ bầu đang vẽ một vòng tròn lớn bằng đầu khuỷu tay. Mở rộng cử động xoay hoàn toàn vào khớp vai. Thực hiện động tác này 5 lần một chiều, sau đó đảo ngược hướng trong 5 vòng. Lặp lại ở phía bên trái.
  • Xoay mắt cá chân: Co chân phải vào trong và đặt bàn chân phải qua đầu gối trái. Dùng tay trái để giữ các ngón chân phải. Cố định cổ chân phải bằng tay phải. Nhẹ nhàng xoay mắt cá chân phải theo một vòng tròn lớn. Thực hiện nhẹ nhàng 10 lần mỗi hướng; sau đó 10 lần xoay mỗi hướng với mắt cá chân còn lại; phối hợp động tác với nhịp thở chậm và nhẹ nhàng.

Page 2

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở tuần thai thứ 38. Có thể chỉ là con đau râm ran ở bụng trong thời gian ngắn, cũng có thể là một cơn đau dai dẳng dữ dội cần được thăm khám sớm nhất có thể.

Ở tuần thứ 38, em bé đã phát triển toàn diện nên mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để đón bé yêu chào đời. Tuy nhiên, một số mẹ gặp triệu chứng đau bụng như đau bụng kinh vào thời điểm này. Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh? Đây có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không?

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có thể là một dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38. Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 sau:

Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 cho thấy em bé đã sẵn sàng chào đời. Tùy vào trường hợp các triệu chứng này sẽ lần lượt xuất hiện hoặc xuất hiện cùng một lúc.

Các dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 không phải là sinh non nếu như mẹ tính sai tuần thai. Thông thường, tuần thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nếu xảy ra trường hợp tính nhầm tuổi thai thì bé yêu của mẹ có thể đã đủ tháng để ra đời.

Dẫu sao thì thai nhi ở tuần thứ 38 đã phát triển toàn diện, nên có sảy ra hiện tượng sinh non cũng không quá nguy hiểm. Các cơ quan, chức năng não bộ và các phản xạ cũng bắt đầu hoàn thiện. Thai nhi có cân nặng ổn định hơn, dần di chuyển xuống phía dưới tử cung. Việc này có thể làm tăng áp lực đến vùng chậu và các cơ quan xung quanh thai nhi.

Sẽ dễ hiểu nếu lúc này mẹ hay đi vệ sinh hơn, dễ bị tiêu chảy, có thể bị phù ở bàn chân, ngứa bụng, các cơn gò đau bụng xảy ra…. Nhưng thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có phải là một dấu hiệu nguy hiểm?

Bạn có thể tham khảo thêm: Sự phát triển của thai 38 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh?

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Sự phát triển gần như hoàn chỉnh của thai nhi khiến các cơ quan, cơ dây chằng bên trong cơ thể mẹ bị chèn ép. Khi bị chèn ép nhiều rất dễ gây ra cơn đau âm ỉ ở bụng dưới như đau bụng kinh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

1. Các cơn gò giả hoặc cơn gò chuyển dạ

Các cơn gò Braxton Hicks hay các cơn gò chuyển dạ giả cũng có thể khiến bạn đau bụng. Các cơn gò này có cường độ và nhịp độ khó nắm bắt. Nhưng thường có tần suất co thắt và đau ít hơn cơn gò chuyển dạ thật.

Cơn gò chuyển dạ sẽ có cường độ và tần suất thường xuyên hơn trong một khoảng thời gian cố định. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và đau ở bụng dưới như đang bị đau bụng kinh vậy. Có lẽ bạn sẽ thấy những dấu hiệu chuyển dạ khác xuất hiện. Lúc này hãy sẵn sàng để đón em bé chào đời nhé.

Vùng xương chậu ở tuần 38 cũng chịu nhiều áp lực do sức nặng của em bé. Điều này cũng có thể khiến mẹ bị đau bụng, đau lưng, chuột rút ở bụng dưới.

2. Tiền sử bệnh lý, cơ địa, tâm lý

Ngoài ra, thai 38 tuần đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến tử cung cần được bác sĩ can thiệp.

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh cũng có thể do bạn quá căng thẳng, stress, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Những yếu tố này khiến cơ thể không đủ khỏe để nâng đỡ thai nhi. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn nhé.

Bạn có thể tham thêm: Thai 38 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm hay không?

Những điều bầu 38 tuần đau bụng dưới cần lưu ý

Khi phát hiện thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh, kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ thì bạn cần đến ngay bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra các cơn gò và độ mở tử cung để xác nhận bạn sắp đón em bé chào đời.

Việc đau bụng kèm các dấu hiệu khác có thể sẽ kéo dài đến khi cổ tử cung mở đủ rộng để bắt đầu sinh. Trong thời gian này, bạn hãy cố gắng bình tĩnh, đi bộ nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi với tư thế thoải mái nhé.

Nếu không có các dấu hiệu chuyển dạ khác xảy ra và chỉ là cơn đau ngắn hạn thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và tăng cường ăn uống đủ dinh dưỡng.

Ở những mẹ bầu có tiền sử bệnh lý khác nhau, cơ địa sức khỏe không được tốt, mẹ và gia đình cần chú ý đến các triệu chứng đau ngắn hạn và luôn đi khám thường xuyên cho đến khi đón con chào đời thành công. Trường hợp bầu 38 tuần đau bụng dưới kéo dài và có thiên hướng nặng hơn, song không phải là dấu hiệu chuyển dạ, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi và chẩn đoán nguyên nhân.

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh dễ xảy ra khi thời điểm dự sinh đang tới gần. Các thay đổi trong cơ thể, tiền sử bênh hoặc tâm lý người mẹ có thể là nguyên nhân. Bạn nên thường xuyên khám thai, chuẩn bị sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái để đón em bé chào đời nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 4

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này ra sao? Mẹ cần chuẩn bị gì khi ngày dự sinh đã cận kề? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp hết những thắc mắc này. Cùng xem nhé!

Ngoài những thay đổi về tâm lý, suốt 40 tuần thai, cơ thể mẹ bầu cũng trải qua khá nhiều thay đổi sinh lý để phù hợp với sự phát triển của em bé trong bụng. Mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ có những bước phát triển đáng kể về cân nặng, hoàn thiện các cơ quan. Đặc biệt, cân nặng của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là tuần thai 37-38 có ảnh hưởng rất lớn. Vậy, thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

Cân nặng của thai nhi trong từng giai đoạn là mối quan tâm của hầu hết các mẹ bầu

Khi bắt đầu bước vào tuần thai 38, hầu hết các bé đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Bé cưng gần như đã phát triển đầy đủ về kích thước cũng như hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Dù chào đời tại tuần này, bé cưng cũng vẫn có đủ sức khỏe để tiếp tục phát triển và làm quen với môi trường bên ngoài.

Cân nặng của thai nhi ở tuần 38 đã xấp xỉ 1 trái bí đỏ, với chiều dài từ đầu đến chân khoảng 50cm, cân nặng gần 2,9 kg. So với các bé gái, cân nặng của bé trai thường có xu hướng “nhỉnh” hơn. Cân nặng này sẽ thay đổi đáng kể khi bước sang tuần thai 39 và 40 do cơ thể vẫn đang tiếp tục tích mỡ. Đây là giai đoạn quan trọng nếu mẹ muốn “chạy đua” cân nặng cho thai nhi.

Theo các chuyên gia, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này nên đặc biệt tăng cường omega-3, vừa tốt cho sự phát triển trí não, vừa hỗ trợ quá trình tích mỡ dưới da để kiểm soát thân nhiệt sau khi chào đời. Uống sữa mỗi ngày cũng là cách giúp thai nhi tăng trọng lượng hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi ly sữa mẹ bầu tiêu thụ, cân nặng của thai nhi có thể tăng thêm 41gr.

Lưu ý: Thai nhi lớn quá mức có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ, đồng thời cũng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

Mẹ mang thai 38 tuần cần chú ý gì?

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ trong 2 tuần tới, mẹ bầu 38 tuần đừng quên những lưu ý sau đây.

  • Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng trước khi sinh. Đừng để đến phút cuối mới chuẩn bị đồ. Việc này sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho bạn.
  • Đồ dùng chỉ nên mang vừa đủ. Ưu tiên đồ dùng thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Đừng quên chuẩn bị quần áo cá nhân cho chuyến đi từ bệnh viện về nhà.
  • Trang bị kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ sơ sinh. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để bạn chuẩn bị sẵn vài món đồ chơi cho con.
  • Cơ thể càng ngày càng trở nên nặng nề đôi lúc làm bạn cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, hãy nghĩ tới con yêu mẹ nhé. Cố gắng duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng. Ăn nhiều bữa và bổ sung thêm nhiều nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, muối.
  • Khi khám thai, biết được thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, thừa hay thiếu so với kích thước trung bình, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để bổ sung hoặc hạn chế tốc độ tăng trưởng của trẻ.
  • 38 tuần tuổi, thai nhi đã sẵn sàng cho việc chào đời. Bé tập thở nhiều hơn, phổi đã phát triển hoàn thiện. Não và các dây thần kinh vẫn không ngừng phát triển. Vì vậy, mẹ bầu nên đọc sách hoặc cho bé nghe nhạc trong giai đoạn này, nhằm kích thích các dây thần kinh, giúp não bộ thai nhi phát triển và thông minh hơn.

Không chỉ giải đáp thắc mắc thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, bài viết trên đây còn hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi tuần 38. Mẹ bầu lưu ý để có thể vượt qua những tuần cuối một cách an toàn, suôn sẻ nhất nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề