Bài tập kiểm toán hàng tồn kho có lời giải năm 2024

Câu 13: KTV được giao phụ trách nhiệm kiểm tra khoản mục HTK cho Công ty Bình An cho niên độ kế toán kết thúc vào 31/10/2020. Công ty Bình An kinh doanh SPA, kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO, tính thuế GTGT theo PP khấu trừ: Các tài liệu mà KTV thu thập phát sinh trong năm 2020 như sau: Đơn vị tính: Đồng Việt nam

Chủ đề: Kiểm toán Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán.

Bài 1: Kiểm toán viên Tài được giao phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho cho công ty Thái An cho niên độ kế toán kết thúc vào 31.12.200X. Khi thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với HTK, kiểm toán viên Tài nhận thấy có thể có một số sai sót tiềm tàng có thể xuất hiện như sau:

  1. Một số mặt hàng không được kiểm kê.
  2. Những lô hàng mua vào ngày gần ngày kết thúc niên độ có thể được đến khi kiểm kê nhưng không ghi vào sổ kế toán.
  3. Doanh nghiệp không theo dõi riêng HTK bị lỗi thời, chậm luân chuyển.
  4. HTK giữ hộ có thể bị tính chung vào HTK của doanh nghiệp.

Yêu cầu:

  1. a] Cho biết các thủ tục kiểm toán cần thực hiện để phát hiện các sai sót tiềm tàng nêu trên.
  2. b] Đối với mỗi thủ tục kiểm toán, cho biết các mục tiêu kiểm toán có liên quan.
  3. c] Cho biết tên của loại bằng chứng liên quan.

Bài 2: Kiểm toán viên Lân được giao phụ trách kiểm toán khoản mục hàng tồn kho cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/200X. Khi kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho, Lân thu thập các thông tin về mặt hàng A như sau:

Số lượng mặt hàng A tồn kho vào ngày 31/12/200X là 2.600 đơn vị [đv], có giá gốc là 5.902.000 đồng. Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho mặt hàng A.

Các nghiệp vụ mua mặt hàng A ghi trên nhật ký mua hàng:

o Ngày 6/1/200X+1 mua 2.300 đv với đơn giá 2.420 đồng

o Ngày 6/12/200X mua 1.900 đv với đơn giá 2.280 đồng

o Ngày 26/11/200X mua 2.400 đv với đơn giá 2.070 đồng

Yêu cầu:

  1. Công ty có sai phạm nào trong việc tính giá hàng tồn kho hay không?

Biết rằng công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho và sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho.

Ngày tháng Nội dung Số lượng Đơn giá [đồng/đv] Thành tiền [đồng]

26/11/200X Nhập kho 2.400 2.070 4.968.000

06/12/200X Nhập kho 1.900 2.280 4.332.000

Tổng nhập kho 4.300

Xuất kho 1.700

31/12/200X Tồn kho 2.600

- Công ty đã xảy ra sai phạm khi tính giá hàng tồn kho.

- Trong năm 200X, công ty đã nhập tổng cộng 2.400 + 1.900 = 4.300 đơn vị mặt hàng A mà số lượng mặt hàng A tồn kho cuối năm 200X là 2.600 đơn vị nên trong kỳ, công ty đã xuất tổng cộng: 4.300 – 2.600 = 1.700 đơn vị mặt hàng A.

- Theo FIFO, giá gốc của 2.600 đơn vị tồn kho cuối kỳ là:

\= [2.400-1.700] x 2.070 + 1.900 x 2.280 = 5.781.000 đồng khác với kết quả 5.902.000 đồng do công ty đã tính trước đó.

  1. Nếu hàng mua vào ngày 06/01/200X+1 có đơn giá 2.120 đồng, kiểm toán viên cần chú ý điều gì?

- Theo nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc.

- Hàng mua vào ngày 06/01/200X+1 có đơn giá 2.120 đồng nhỏ hơn đơn giá gốc của 1.900 đơn vị mặt hàng A, do đó công ty cần lập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho cho 1.900 đơn vị này.

- Kiểm toán viên cần lưu ý rằng đây là sự việc phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán cung cấp bằng chứng về sự việc đã hiện hữu trong năm tài chính nên

cần điều chỉnh. Kiểm toán viên nên yêu cầu công ty ghi nhận khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho 1.900 đơn vị mặt hàng A

\>>> Xem thêm về Bài tập tình huống kiểm toán có lời giải chi tiết qua bài viết của ACC GROUP.

\>>> Xem thêm về Bài tập tình huống kiểm toán nội bộ kèm lời giải qua bài viết của ACC GROUP.

Chủ Đề