Bài tập cuối khoá: lựa chọn, sử dụng pp và ktdh của một chủ đề/bài học trong môn toán ở tiểu học.

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 THPT giúp thầy cô nhanh chóng trả lời câu hỏi tự luận 4 môn Toán, Vật lý, Tin học và Lịch sử trong chương trình tập huấn Mô đun 2.

  • Bài tập cuối khoá: lựa chọn, sử dụng pp và ktdh của một chủ đề/bài học trong môn toán ở tiểu học.

Thông qua bài viết này thầy cô sẽ nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn của mình. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Monica để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài tập của mình:

Trả lời câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Toán THPT

Câu 1: Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Toán?

Bạn đang xem: Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 THPT – Tất cả các môn

Trả lời:

Giới thiệu một phương pháp dạy học khác để phát triển phẩm chất và năng lực môn Toán:

Dạy học đảo ngược: GV làm trước clip sinh động về vấn đề sắp triển khai dạy học trên lớp. Sau đó giao cho các nhóm về nghiên cứu clip và trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị trước liên quan đến nội dung clip. Đến tiết học GV cho các nhóm trả lời các câu hỏi đã được giao, yêu cầu các nhóm khác phản biệt và chốt lại nội dung cần đạt của tiết học. Phương pháp này giúp HS tăng cường khả năng tự học trong thời kỳ 4.0 và khả năng làm việc theo nhóm.

Câu 2: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô?

Trả lời:

Ở trường tôi, các giáo viên đã sử dụng khá nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực từ khi có công văn 5555 của Bộ GD. Các phương pháp đã được các thầy cô sử dụng là: dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, kỹ thuật nhóm mảnh ghép, phòng tranh…

Câu 3: Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Trả lời:

Mỗi GV sẽ có một số PP, KTDH quen thuộc hoặc “sở trường”, việc lựa chọn PP, KTDH còn phụ thuộc vào quan điểm dạy học, phong cách giảng dạy và kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy của GV.

Việc lựa chọn PP, KTDH cũng cần phải căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất, các ràng buộc về thời gian dạy học, phân bổ KHDH của nhà trường. GV cần sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả. Điều này có liên quan đến việc hình thành và phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Câu 4: Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Toán ở THPT

Có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng gợi ý sau:

Lớp:…………….. Chủ đề:………………..
Yêu cầu cần đạt Năng lực Toán học Nội dung PP và KTDH

Trả lời:

LỚP 11 CHỦ ĐỀ: CẤP SỐ CỘNG

1. Yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được khái niệm cấp số cộng, số hạng đầu, công bội của cấp số cộng.

– Xác định được một dãy số là cấp số cộng

– Xác định được số hạng đầu, công sai, số hạng tổng quát , tổng của n số hạng đầu tiên của các cấp số cộng đơn giản.

2. Năng lực toán học

-Năng lực giao tiếp Toán học: Trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận về định nghĩa, tính chất, số hạng tổng quát, tổng n số hạng đầu tiên của cấp số cộng.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống của bài toán để sử dụng công thức phù hợp và giải quyết bài toán.

-Năng lực mô hình hoá toán học: Mô hình được bài toán thực tế thành các bài toán về cấp số cộng bằng cách sử dụng các đối tượng toán học đã biết.

3. Nội dung

– Tìm được số hạng đầu, công sai, tổng của n số đầu tiên của cấp số cộng.

– Mô tả được định nghĩa của cấp số cộng, công sai của cấp số cộng.

– Nhận biết được một dãy số là cấp số cộng.

4. PP, KTDH

– Sử dụng kĩ thuật tia chớp cho phần hình thành khái niệm: GV nghiên cứu từ trước ngày sinh của 5 HS đặc biệt sắp thành một dãy. Gọi các HS đó nói về ngày sinh của mình và cho lớp tìm quy luật của chúng.

– Kết hợp kĩ thuật nhóm mảnh ghép, khăn trải bàn cho nội dung tìm số hạng tổng quát, tính chất các số hạng.

– Sử dụng kĩ thuật nhóm để nghiên cứu nội dung tổng n số hạng đầu tiên của cấp số cộng. Sắp xếp cây thành hình dáng cây thông theo quy luật của cấp số cộng. GV yêu cầu tìm số hàng có thể sắp xếp với số cây cho trước.

– Tạo trò chơi trắc nghiệm có thưởng để luyện tập củng cố.

Câu 5: Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) được giới thiệu trong Nội dung 3 không khác nhiều so với quy trình đang thực hiện tại trường phổ thông?

– Lựa chọn các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.

– Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS.

– Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

– Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Câu 6: Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Toán?

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Câu 7: GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học hoàn toàn phù hợp vì học sinh được trải nghiệm, được thảo luận, làm việc nhóm để từ đó đó tự mình hình thành khái niệm một cách tự nhiên từ thực tế.

Giáo viên đã giao nhiệm vụ học sinh tích cực tiếp nhận nhiệm vụ vụ xử lý nhiệm vụ được giao để hình thành kiến thức bài mới.

Câu 8: Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh họa.

Ưu điểm: Việc sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học trong video minh họa trên có khá nhiều ưu điểm như: học sinh chủ động tích cực, được trải nghiệm trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, học sinh được khám phá để tìm tòi ra kiến thức mới một cách tự nhiên. Học sinh làm việc nhóm nên hỗ trợ nhau tìm ra được nhiều vấn đề mà thầy giáo yêu cầu và sáng tạo ra nhiều kết quả mới.

Hạn chế: Học sinh cần có tính tự giác nghiêm túc học tập. Nếu có một số học sinh chây lười không hợp tác thì sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lượng học sinh không được quá đông vì nếu quá đông thì sẽ rất khó chia nhóm. Cơ sở vật chất phải đảm bảo dụng cụ để trải nghiệm cần phải được trang bị đầy đủ. GV phải dành nhiều thời gian để tìm tòi, sáng tạo ra các hoạt động trải nghiệm phù hợp với bài dạy.

Câu 9: Lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên ở THPT

Hướng dẫn làm bài tập:

  • Lựa chọn 1 chủ đề/bài học trong Chương trình GDPT 2018 – môn Toán
  • Lựa chọn, sử dụng PP, KTDH theo quy trình đã tìm hiểu
  • Thể hiện việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thông qua chuỗi hoạt động học
  • Trình bày bằng dạng văn bản
  • Nộp tập tin Kế hoạch bài dạy.

Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Vật lý THPT

Câu 1: Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Vật lí THPT?

Trả lời:

Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực tôi còn sử dụng các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Vật lí THPT như Phương pháp tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân. Giúp các em phát huy năng lực tự học tự tìm tòi, đào sâu kiến thức. Ngoài ra tôi còn cho các em thảo luận vấn đề đảo ngược để tìm tòi những vấn đề sáng tạo.

Câu 2. Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.

+ Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Trong quá trình dạy học và công tác thực tiễn tôi từng sử dụng PP, KTDH như Công não và Sơ đồ tư duy:

  • Đối với công não tôi hay sử dụng trong CLB Sáng tạo của trường. Tôi cho các em suy nghĩ sau để tìm ra thật nhiều giải pháp sáng tạo, rồi cuối cùng thảo luận lấy 1 vài sáng tạo có khả thi, có tính ứng dụng cao, và thực sự sáng tạo để làm đề tài dự thi cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Kết quả là nhiều năm liền đoạt giải từ Khuyến khích đến giải nhất Huyện và Tỉnh.
  • Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy thì tôi áp dụng cho các em hệ thống kiến thức các bài học Vật lí. Giúp các em dễ dàng ghi nhớ vận dụng.

Đề xuất: đối với trường tôi, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nếu các phòng học có trang bị thêm các thiết bị trình chiếu như máy chiếu hoặc TV, âm thanh thì thuận tiện hơn trong việc thực hiện các PP

Câu 3. Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Vật lí?

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh

Câu 4. GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

Trả lời: GV sử dụng PP, KTDH trong video Kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn hợp tuy nhiên sử dụng Sơ đồ tư duy không phù hợp lắm. Vì bài này nội dung phân tích ít nên SĐTD không làm nổi bật và sinh động sơ đồ tư duy.

Câu 5. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.

KĨ THUẬT CÁC MẢNH GHÉP

Ưu điểm và hạn chế

1. Ưu điểm

− Giải quyết được nhiệm vụ phức hợp dựa trên học tập hợp tác hiệu quả.

− Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm, nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác.

− Phát triển NL giao tiếp cho mỗi HS thông qua việc chia sẻ trong nhóm mảnh ghép.

− Tạo cơ hội cho HS hiểu sâu một vấn đề. HS không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải chia sẻ cho người khác.

2. Hạn chế

− Thời gian hoạt động dài khi tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập với 2 nhóm khác nhau trong hai vòng.

− Kết quả thực hiện nhiệm vụ phức hợp phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của nhóm chuyên gia và khả năng trình bày của mỗi cá nhân.

KỸ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN

a. Ưu điểm

− Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS trong quá trình học tập theo nhóm.

− Huy động được trí tuệ tập thể của nhóm trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

− Có công cụ để ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân và thảo luận nhóm.

b. Hạn chế

− Đòi hỏi về không gian lớp học và đồ dùng DH phù hợp (giấy khổ lớn, bút lông…) khi tổ chức hoạt động.

− Đòi hỏi thời gian phù hợp để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.

KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY

a. Ưu điểm

− Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu quả tư duy vì sơ đồ tư duy là một công cụ ghi nhận, và sắp xếp các ý tưởng, nội dung một cách nhanh chóng, đa chiều và logic.

− Dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội dung.

− Tăng khả năng ghi nhớ thông tin khi nội dung được trình bày dưới dạng từ khoá và hình ảnh.

− HS có cơ hội luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng; nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt, ghi nhớ tiêu điểm.

b. Hạn chế

Cần chuẩn bị một số phương tiện DH phù hợp như giấy khổ lớn, bút nhiều màu, phần mềm…

Câu 6. Quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) trong môn Vật lí ở THPT được giới thiệu trong Nội dung 3 có gì khác so với quy trình hiện nay quý thầy/cô đang thực hiện ở trường phổ thông?

Trả lời: (nội dung ở hình thầy cô chọn 1 trong 2 hình paste vào web)

Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Tin học THPT

Câu 1: Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Tin học THPT?

  • Phương pháp thực hành
  • Phương pháp dạy học làm việc độc lập
  • Phương pháp dạy học trực quan
  • Phương pháp bàn tay nặn bột

Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh.

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên:

Thầy cô giáo sẽ nêu vấn đề để học sinh tự đi tìm tình huống cần giải quyết thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm do chính các em tự làm, hoạt động thảo luận nhóm để đưa ra những giả thiết.

Thầy cô sẽ giúp học sinh chứng minh những giả thiết của các em và cùng các em tìm ra câu trả lời đúng.

Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

Câu 2: Hãy cho ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Tin học ở THPT.

Lớp 11
Chủ đề: F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

YÊU CẦU CẦN ĐẠT NĂNG LỰC TIN HỌC NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP

– Phát biểu được bài toán sắp xếp và bài toán tìm kiếm.

– Viết được chương trình cho một vài thuật toán sắp xếp và tìm kiếm.

– Vận dụng được các thuật toán đã học để giải quyết một bài toán cụ thể

NLc: Giải quyết vấn đề với hỗ trợ giúp của CNTT và truyền thông

Viết chương trình cho một số thuật toán sắp xếp, tìm kiếm cơ bản

Giải quyết vấn đề

Câu 3: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.

Trong thực tiễn nhà trường, chúng tôi thường dùng những phương pháp sau:

1. Phương pháp hoạt động nhóm.

2. Phương pháp thực hành

3. Kỹ thuật mảnh ghép.

4. Kỹ thuật khăn phủ bàn

5. Sơ đồ tư duy….

Câu 4: Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Để áp dụng các PP, KTDH cần có đủ về cơ sở vật chất lớp học, giáo viên được tập huấn kỹ càng, định lượng giờ dạy việc của gv phải phù hợp để gv có đủ thời gian chuẩn bị.

PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.

Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới mối quan hệ GV – HS theo hướng hợp tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Câu 5: Hãy cho biết trong các cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH trong môn Tin học ở THPT thì cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Việc lựa chọn PP, KTDH của một chủ đề học tập cụ thể như thế nào do bởi người GV trực tiếp giảng dạy quyết định, và tuỳ thuộc vào khả năng sư phạm, kinh nghiệm dạy học, cũng như phong cách dạy học của GV đó.

Tuy nhiên, việc lựa chọn như thế nào cho phù hợp cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Hiểu rõ về mục tiêu dạy học và YCCĐ,

– Nắm được các nội dung trọng tâm của bài học đáp ứng mục tiêu dạy học,

– Xác định được đối tượng người học, nền tảng kiến thức ban đầu và cần có,

– Làm rõ được ngữ cảnh, môi trường dạy học và các điều kiện học tập, và

– Xác định được các yêu cầu về kiểm tra đánh giá người học,

Vậy: bối cảnh giáo dục, điều kiện và môi trường giáo dục quan trọng nhất

Thực hành việc đánh giá lựa chọn PP, KTDH

Câu 6: GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

Theo cá nhân tôi nhận thấy GV sử dụng PP, KTDH rất phù hợp, giúp học sinh hứng thú, tiếp cận với kiến thức mới, khơi gợi cho học sinh thích thú muốn giải quyết vấn đề thật tốt. Bài học đã đạt được yêu cầu cần đạt.

Câu 7: Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.

Ưu điểm:

– Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, giúp đạt được yêu cầu cần đạt của bài học.

– Triển khai phương pháp rất tốt, chia nhóm hợp lý (nam – nữ, năng lực sử dụng công nghệ giữa các nhóm đồng đều) giúp học sinh hứng thú với bài học, tích cực tham gia hoạt động, lấy học sinh làm trung tâm, đáp ứng theo định hướng dạy học mới phát triển phẩm chất và năng lực.

– Tiết học sáng tạo học sinh học tập tích cực, chủ động, hợp tác. Từ kiến thức mới, học sinh được làm bài vận dụng và có thể ứng dụng vào thực tế.

Hạn chế:

– Phương pháp này nếu học sinh không tự giác nghiêm túc học thì việc tìm ra kiến thức mới là khó.

– Đòi hỏi đảm bảo về cơ sở vật chất.

– Chú ý quan sát hoạt động nhóm để giúp đỡ, giải đáp cho HS kịp thời

Câu 8: Thiết kế chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn Tin học ở THPT có mô tả việc lựa chọn sử dụng PP, KTDH cụ thể.

Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Lịch sử THPT

Câu 1. Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử?

Bài làm

Theo tôi, những tiêu chí đánh giá để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Lịch sử Đó là:

– Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

– Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

– Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

– Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện

nhiệm vụ học tập.

– Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Câu 2. GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?

Bài làm

Phù phù hợp, vì HS được làm việc chủ động, sáng tạo, hợp tác trong nhóm…

Vì giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh học sinh nhận nhiệm vụ tích cực thảo luận đưa ra kết quả và trình bày nội dung kiến thức sau đó làm bài và khám phá nội dung thực tế.

Câu 3. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.

Bài làm

– Rất nhiều ưu điểm, tiết học sáng tạo học sinh học tập tích cực, chủ động, hợp tác..học sinh được nhận nhiệm vụ trao đổi khám phá tìm ra nội

dung kiến thức. Từ kiến thức tìm ra học sinh được làm bài vận dụng và sử dụng kiến thức vào thực tế.

– Hạn chế phương pháp này nếu học sinh không tự giác nghiêm túc học thì việc tìm ra kiến thức mới là khó.. Nếu cơ sử vật chất không đảm bảo, khả năng của GV, thì khó thực hiện được PP, KTDH

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo viên