Bài hát lá xanh của tác giả nào năm 2024
Nếu như có một bài ca cách mạng nào được hát lên trong một chương trình lễ hội trang trọng hay đơn giản là một buổi tụ họp karaoke của bạn bè, gia đình mà vẫn phù hợp và làm rung động lòng người nghe thì đó chính là bản “Tình ca” của vị nhạc sĩ anh hùng Hoàng Việt. Nhạc sĩ Hoàng Việt và vợ.Ngoài “Tình ca”, nhạc sĩ Hoàng Việt còn là tác giả của những ca khúc cách mạng nổi tiếng khác như: Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn. Nhưng ít ai biết rằng, ông đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, chấm dứt con đường sáng tác của mình khi còn rất trẻ. Di ảnh của ông gắn với dòng ghi chú: Nhạc sĩ Hoàng Việt (1928 - 1967); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2011. Như vậy, chỉ với 39 tuổi đời, Hoàng Việt đã kịp có những đóng góp lớn lao trong cả hai vai trò nghệ sĩ và chiến sĩ. Các tác phẩm của ông cũng lưu dấu trong kho tàng âm nhạc Việt Nam cả ở thanh và khí nhạc. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho nhạc giao hưởng Việt Nam, còn về ca khúc, ông cũng tạo được dấu ấn cả trong dòng nhạc xưa trữ tình lẫn dòng nhạc đỏ hào hùng. Nhạc sĩ Hoàng Việt có quê nội ở phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa ngày nay, quê ngoại ông ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nhưng ông lại được sinh ra, lớn lên và sớm thành danh tại Sài Gòn. Nhiều người đã rất ngạc nhiên khi biết nhạc sĩ Lê Trực với các ca khúc mang âm hưởng bolero được người dân Sài Gòn xưa rất mực yêu thích như: Tiếng còi trong sương đêm, Chim lạc đàn, Tàn một mùa Thu, Nghệ sĩ vô danh, Biệt đô thành… cũng chính là nhạc sĩ của những ca khúc: Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn, Tình ca sau này... Nếu như Lá xanh (1950), có nhạc điệu và ca từ khỏe mạnh tươi trẻ, sôi nổi, giục giã gợi lên không khí hào hùng, có tác dụng cổ vũ thanh niên Nam Bộ hăng hái đầu quân giết giặc thì Nhạc rừng (1952) lại trong sáng, rộn ràng nhộn nhịp những âm thanh của rừng xanh. Tiếng chim, tiếng ve, tiếng gió, tiếng nước, tiếng lá rơi và nhất là tiếng cười, hát vui vẻ hồn nhiên của người chiến sĩ khiến quân, dân Nam Bộ cảm thấy tinh thần hăng hái, lạc quan hơn trong cuộc chiến chống giặc thù. Lên ngàn là bài hát được sáng tác trong hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt khi trận bão lụt lớn tại miền Đông năm 1953 khiến “Nước ngập, đồng xanh, lúa chết/Gió mưa sụp đổ mái nhà/Bao nhiêu gia đình tan hoang/Đau thương lệ rơi chứa chan”. Thế nhưng, giai điệu bài hát lại vút lên những âm thanh mượt mà, trong trẻo và sự tin tưởng, lạc quan vẫn lặp lại ở điệp khúc”... Kháng chiến nhất quyết thành công/Mai này kháng chiến thành công/Anh về… em thỏa… ước mong”. Như nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam khác, năm 1954, Hoàng Việt tập kết ra Bắc, để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ nơi quê nhà với hy vọng 2 năm sau sẽ đoàn viên. Tuy nhiên, Hiệp định Geneve bị vi phạm, Bắc-Nam chia cắt không biết ngày nào gặp lại. Nỗi nhớ thương, lo lắng khắc khoải cùng niềm tin yêu, hy vọng, khát khao luôn túc trực trong tim những người con xa quê như Hoàng Việt. Trong thời điểm đó, vào một đêm Xuân năm 1957, nhạc sĩ nhận được thư nhà. Lá thư đã đi một vòng rất xa, qua cả Pháp rồi mới đến được tay người nhận. Bao cảm xúc dồn nén dữ dội bấy lâu đột ngột trào dâng thành những lời ca chân thành, mãnh liệt trong bản Tình ca: “Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta/Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba/Em ơi! nghe chăng lời trái tim vọng ra/… Giữ lấy đức tin bền vững em ơi/Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời/Làm một bản tình ca dâng cả bao người”. Tình ca - ca khúc nổi tiếng nhất của người nhạc sĩ tài năng đã ra đời như một lá thư đặc biệt gửi tới những người thân yêu phương xa. Bài hát, qua bút pháp lãng mạn và tài hoa của Hoàng Việt đã từ một bản tình ca riêng tư trở thành một bản anh hùng ca trữ tình đặc sắc chung cho mọi người dân Việt khi thể hiện nhuần nhuyễn và mãnh liệt những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người từ tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước, nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ quê hương, sự đau buồn, lo lắng và cả nỗi phẫn uất căm thù giặc. Nhưng trên hết và xuyên suốt bài hát vẫn là tình yêu, niềm tin và niềm khát khao hy vọng. Tất cả đã làm thành một bản tình ca đặc biệt cuốn hút làm rung động triệu con tim. Trong một bức ảnh gửi về cho bạn bè từ nước ngoài, nhạc sĩ Hoàng Việt có ghi: “Cho đến chết mới hết sáng tác cho đời” và nhạc sĩ đã sống đúng với tinh thần đó khi xung phong vào Nam chiến đấu và hy sinh vào ngày cuối cùng của năm 1967. Thân xác ông dưới mưa bom bão đạn đã hòa tan vào đất ngay khi vừa ngã xuống như rất nhiều người chiến sĩ khác. Chỉ có bản Tình ca với sức chinh phục vô song và khả năng thức tỉnh, nâng mọi tâm hồn vươn đến những điều cao đẹp, thánh thiện là vẫn được ngân lên mọi lúc, mọi nơi mãi đến mai sau. Lá còn xanh như anh đang còn trẻ Lá trên cành như anh trong đoàn quân Gió rung cây cành lá tưng bừng đuà vui Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân Anh là lá trên cành ngại chi gió mưa Anh là trai phải ra chiến trận phen này ĐK: Đi đầu quân ! Đi trong mùa động viên Đi đầu quân ! Đi trong mùa xuân mới gió lá reo gió lá reo Kìa bảng treo cùng trong làng Đi đầu quân . Đi đầu quân Tất cả cho tiền tuyến mau lên đi Hỡi các anh trai làng Lá còn xanh như bao anh còn tre Sức oai hùng đang căng trong toàn thân Ngó lên cây màu lá tươi đầy trời xanh Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi Ra tuyền tuyến thi tài cùng nhau giết Tây Em chờ anh với bao chiến công lẫy lừng ĐK: Đi đầu quân ! Đi trong mùa động viên Đi đầu quân ! Đi trong mùa xuân mới gió lá reo gió lá reo Kìa bảng treo cùng trong làng Đi đầu quân. Đi đầu quân Tất cả cho tiền tuyến mau lên đi Hỡi các anh trai làng |