Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn

Thông qua đây nhà tuyển dụng có thể hiểu được vài nét cơ bản về con người của bạn, cũng như những định hướng phát triển bản thân một cách khái quát nhất. Nắm bắt được xu hướng này, HR Insider gửi đến bạn bí quyết thành công trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng anh.

Giới thiệu bản thân bằng tiếng anh sao cho ấn tượng

Có hai câu hỏi thường gặp nhất mà tất cả các ứng cử viên đều gặp phải. Nghe qua thì thấy rất đơn giản, nhưng chính vì sự đơn giản ấy mới là “con dao hai lưỡi” khiến ai cũng ngã ngữa.

Tell me about yourself?

Phản xạ đầu tiên của bạn khi nghe câu hỏi “Tell me about yourself” là gì?  Bạn dự định sẽ trình bày một cách dõng dạc rằng bạn tên gì bao nhiêu tuổi, quê quán, gia đình, tính cách, sở thích… của mình? Đây có lẽ là cách giới thiệu bản thân khi được phỏng vấn bằng tiếng anh mà đa số người tìm việc sẽ nghĩ đến. Nhưng hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến việc bạn có phù hợp với công việc, vị trí này hay không, chứ không hề muốn biết đến lý lịch danh tính hợp pháp của bạn. Do đó, bạn sẽ cần nói về bản thân mình, nhưng phải là những điều mà nhà tuyển dụng cần được nghe. Một cách rất hiệu quả để giải quyết trường hợp này chính là giới thiệu bản thân theo công thức “Present (Hiện tại) – Past (Quá khứ) – Future (Tương lai)”

Trước hết, bạn cần giới thiệu bản thân bằng tiếng anh ở thời điểm hiện tại. Hiện tại chính là thời điểm quan trọng nhất đối với tất cả chúng ta. Hãy nói về những phẩm chất của bạn và những gì bạn đang có (phù hợp với công việc này). 

  • I am Tam, a final year student at International University. Ho Chi Minh City is also my city. My major is Marketing. Therefore, I am familiar with many tools such as Illustrator, Facebook Manager, DV 360 Display, and so on. Also, my passion is to create successful marketing campaigns through social media and other platforms in the near future.
  • My name is Dan, from Dalat. Recently, I have graduated from the University of Economics and gained a Bachelor’s degree in Business Administration. I am a very optimistic and eager-to-learn person. I love participating in group activities and am also good at time management.

Vì đa số những thông tin ở mức độ này đều đã được đề cập đến trong CV nên các ứng viên chỉ cần nói ngắn gọn những thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng hiểu về lĩnh vực chuyên môn và trình độ hiện tại của mình.

Tiếp theo, cũng quay trở về quá khứ. Đây là lúc bạn được phép giới thiệu bản thân với những kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức bạn đã được học cũng như trau dồi trong thời gian qua như thế nào. Và đây chính là cách bạn chứng minh được rằng mình là người có kinh nghiệm (khiến bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển).

  • In the last year, I delegated my full-time job to become a copywriter. I am also a member of the Marketing Club at my university and we joined in an online contest called Unilever Future Leaders’ League (UFLL). We were in the top 4 of the whole league, as you can find our works in my portfolio. It was a fun and memorable experience.
  • Last summer, I had the chance to do my internship at a Media Agency as a Digital Media intern. I assimilated knowledge in terms of Facebook and Google campaigns. I gained good results in promoting the client’s products and also assured the agency to deliver ads automatically. This helped me to form my passion for digital marketing and also gained a lot of experience from it.

Cuối cùng là về tương lai, đây là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân cho nhà tuyển dụng biết về những kỳ vọng và định hướng phát triển của bạn trong công việc và sự nghiệp. Khéo léo đưa lý do vì sao bạn chọn công ty vào phần trình bày. Hãy đưa những định hướng tương lai này về đúng hướng lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển nhé!

  • I applied for this position because I’ve known and loved VNW products since I was in my last year at the university. The company’s style also suits mine. I believe that I can demonstrate my skills in content writing based on my experience. Also, I will contribute all of my effort to this field in the future if I have a chance to be a part of the company.
  • I am interested in VNW’s marketing position because the company’s field is related to my intern experience. My goal is to become a copywriter in the next 2 years. I hope that my contribution to the company’s development will be useful. I believe that learning within a company helps to fulfill my goals.

Tóm lại, tương lai đều được thể hiện được kỳ vọng và định hướng phát triển của mình trong công việc. Họ cũng kết thúc phần giới thiệu bản thân bằng những gợi ý về khả năng đóng góp của mình cho sự phát triển của công ty một cách rõ ràng và đầy hứa hẹn thông qua lời giới thiệu bản thân của bạn.

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn

How about your strengths and weakness?

Trong buổi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng anh, nếu như bạn là người chưa có kinh nghiệp nhiều để có thể thể hiện ra thì hãy chọn lọc thông tin và nên chỉ nêu ra những gì thật sự nổi bật và liên quan tới vị trí ứng tuyển. Phần này sẽ là phần được các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên mới ra trường lựa chọn để làm điểm nhấn trong cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn của mình. Bởi lẽ thông qua những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong CV hay trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ có thêm các cân nhắc để lựa chọn người phù hợp với vị trí ứng tuyển. Có rất nhiều cách để nói về điểm mạnh điểm yếu của bản thân bằng tiếng anh

Sử dụng mô típ 3 từ hoặc cụm từ để nói về điểm mạnh điểm yếu của bản thân, đồng thời lồng ghép vào đó những câu chuyện hay trải nghiệm của bạn để hình thành tính cách như vậy. Những cụm từ giới thiệu bản thân mà ứng viên có thể dùng là:

  • Ambitious (có tham vọng/ mục tiêu)
  • Concentrated (tập trung tốt)
  • Confident (rất tự tin)
  • Flexible (rất linh hoạt/ chủ động)
  • Eager to learn (ham học hỏi)
  • Practical or logical (thích thực hành/ giỏi thực hành)
  • Competency (thích cạnh tranh)

Ngoài ra, bạn có thể chọn cách hóa thân thành 1 nhân vật trong một bộ phim, diễn tả những ưu khuyết điểm của mình thông qua nhân vật đó. Bắt đầu với: “Nếu có một bộ phim kể về cuộc sống của tôi, tên phim sẽ là…, và tôi sẽ là…”. Ví dụ, hãy giới thiệu bản thân thông qua nhân vật Jack trong bộ phim “Titanic”, Jack sẽ tận tâm với công việc như cái cách say mê Rose vậy. Một câu trả lời thú vị, nhằm kích thích những nghĩ ngợi ban đầu của bạn và người phỏng vấn.

Mục tiêu phát triển bản thân

Trước khi đi đến bất cứ cuộc phỏng vấn nào, điều quan trọng thứ yếu là nên biết mình là ai hoặc muốn trở thành ai trong thời gian tới. Do đó, chuẩn bị kỹ càng chiến lược phát triển bản thân là điều vô cùng cần thiết, và  buộc phải trình bày điều đó một cách thật tự tin và nghiêm túc. Vì bạn mà không hiểu được bạn thì làm sao nhà tuyển dụng hiểu được cơ chứ.

What are your short term goals? 

Với câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn trong công việc là gì, bạn nên trả lời thành thật trình bày những mong muốn và mục tiêu của mình một cách rõ ràng nhất với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như, mục tiêu trong 5 năm tới của bản thân là gì, hay bạn muốn phát triển bản thân theo những khía cạnh nào.

  • My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to take part in the growth and success of the company I work for.
  • I’ve learned the basics of marketing during my first two years. I want to take the next step by taking on challenging projects. My short term goal is to grow as a marketing analyst.

What are your long term goals?

Câu hỏi về mục tiêu dài hạn vừa có ý nghĩa đánh tầm nhìn và sự cầu tiến của bạn, vừa giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có là người sẽ gắn bó với công ty lâu dài hay không. Nếu bạn chưa chắn về các mục tiêu dài hạn của mình thì bạn có thể tham khác các dòng sách phát triển bản thân từ nhiều tác giả nổi tiếng như: Andrew Matthews, Anthony Robbins…

  • I would like to become a director or higher. This might be a little ambitious, but I know I’m smart, and I’m willing to work hard.
  • After a successful career, I would love to write a book on office efficiency. I think working smart is important and I have many ideas. So after gaining more experience, I’m going to try to write a book.

Kết thúc cuộc phỏng vấn bằng lời “xin lỗi và cảm ơn”

Từ bé chúng ta đã được học “hai câu thần chú” đó là “cám ơn” và “xin lỗi”. Và câu thần chú đó vẫn hữu ích khi chúng ta tự “bơi” giữa đời. Xin lỗi vì những gì mình đã chưa thể hiện tốt với mong muốn của nhà tuyển dụng, và cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm nay. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy không cụt ngủn trong bài giới thiệu bản thân trong phỏng vấn của mình, nhà tuyển dụng cũng cảm thấy thoải mái hơn và đề cao sự chuyên nghiệp trong bạn. 

Bạn có thể mở lời như sau: “Here is what I want you to know more about me and I would like to thank you sincerely for listening to me and giving me the opportunity to be here today. I feel very happy about this. And I may apologize for any mistake I made during the interview, hoping it won’t bother you too much.” 

Trải qua các cuộc phỏng vấn sẽ giúp các ứng cử viên có thêm nhiều kinh nghiệm trên con đường sự nghiệp tương lai. HR Insider mong rằng với những gợi ý trên, các bạn có thể tự tin giới thiệu bản thân bằng tiếng anh và thể hiện tốt nhất những gì bạn đang có với nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: 5 bí quyết tìm việc ưng ý mùa dịch Covid 19

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam