Bác có bao nhiêu bị đánh?

Trong thực tế có những trường hợp không tham gia đánh bạc mà chỉ ngồi xem, nhưng khi công an ập vào vây bắt thì vẫn bị bắt giữ và tịch thu tài sản có trong người. Theo quy định thì người ngồi xem đánh bạc có bị xử lý hay không?


Phải chứng minh được chỉ… ngồi xem

Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

b] Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c] Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

Trong khi đó, theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội đánh bạc. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 05 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đang bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 03 năm.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, người chỉ đứng/ngồi xem đánh bạc mà không tham gia đánh bạc thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh bạc phải chứng minh được việc mình chỉ xem mà không tham gia chơi.

Trên thực tế, việc chứng minh này không hề dễ dàng. Vì thế, tuyệt đối không nên đến các sới bạc, dù chỉ là để ngồi xem vì tò mò hay thích thú.

Ngồi xem đánh bạc không bị xử lý, nhưng không dễ chứng minh [Ảnh minh họa]

Chỉ ngồi xem nhưng cũng bị tịch thu tài sản, phải làm sao?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, một trong các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội là tịch thu tang vật, tiền liên quan đến tội phạm.

Với tội đánh bạc, người tham gia đánh bạc đều bị tịch thu tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ trong người con bạc hoặc tiền, hiện vật thu giữ ở những nơi khác có đủ căn cứ đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Trong trường hợp ngồi xem đánh bạc, khi có công an ập vào vây bắt, người xem đánh bạc cũng có thể bị tịch thu tiền, tang vật có trong người do có nghi ngờ đây là tang vật đánh bạc. Do đó, người ngồi xem đánh bạc cần phải chứng minh mình không tham gia đánh bạc thì mới được hoàn trả lại tài sản.

Người thuê nhà đánh bạc, chủ trọ có bị phạt?

Nếu chủ trọ biết được có người thuê nhà đánh bạc trái phép nhưng không khai báo với cơ quan Công an thì được coi là che dấu việc đánh bạc trái phép và sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 144.

Trường hợp cho thuê nhà để tổ chức đánh bạc, chủ nhà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, chủ nhà cho thuê địa điểm để đánh bạc có thể bị phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm khi

- Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 05 triệu đồng trở lên;

- Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20 triệu đồng trở lên;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án mà chưa xóa án tích về một trong các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc...

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 - 10 năm:

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đánh bạc là một trong những hành vi nhiều người vi phạm nhất hiện nay. Vậy với đối tượng Đảng viên thì sao? Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào?

Đảng viên đánh bạc sẽ bị kỷ luật thế nào?

Theo Quy định số 69-QĐ/TW, Đảng viên đánh bạc có thể bị kỷ luật bằng hình thức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng khi là chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất này.

Ngoài ra, Đảng viên còn có thể bị áp dụng các hình thức nhẹ hơn trong các trường hợp sau đây:

- Cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Quy định 69 năm 2022.

- Đánh bạc nhưng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc chủ mưu, tổ chức và khởi xướng đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về việc đánh bạc nhưng lại tái phạm thì sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Ngoài ra, Điều 2 Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW cũng quy định:

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ] thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét, quyết định cụ thể: Cảnh cáo hoặc cách chức một, một số hoặc tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đảng viên đó

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu xét thấy không còn đủ uy tín thì tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó

Như vậy, Đảng viên đánh bạc nhưng chưa bị xử lý thì có thể bị cảnh cáo hoặc cách chức hoặc miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ nếu có chức vụ; đã bị xử lý thì tùy vào mức độ, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… mà nặng nhất Đảng viên sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.

Có thể thấy, hành vi đánh bạc là một trong các hành vi bị xử lý kỷ luật khá nặng đối với Đảng viên bởi đây không chỉ là một trong những tệ nạn xã hội đặc biệt nghiêm trọng mà còn là một trong những hành vi Đảng viên không được làm đã được nêu cụ thể tại Điều 18 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021:

Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức

Và được hướng dẫn chi tiết tại Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW:

1. Tổ chức, tham gia đánh bạc, lôi kéo, xúi giục, kích động người khác tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

Lưu ý: Nguyên tắc kỷ luật Đảng viên nêu tại khoản 9 Điều 2 Quy định 69 như sau:

Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tuỳ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.

Theo quy định này, việc kỷ luật Đảng viên không làm ảnh hưởng đến việc xử lý hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm. Đặc biệt:

- Sẽ bị khai trừ khỏi Đảng nếu Đảng viên có hành vi đánh bạc và đã phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị tuyên án phạt cải tạo không giam giữ trở lên.

- Sẽ áp dụng hình thức kỷ luật Đảng tương ứng nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ. Việc quyết định hình thức kỷ luật nào sẽ căn cứ vào nội dung, mức độ, hậu quả, tính chất, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…

Đảng viên đánh bạc có thể bị kỷ luật, phạt hành chính và đi tù [Ảnh minh hoạ]

Đảng viên đánh bạc bị phạt tù bao nhiêu năm?

Đánh bạc không chỉ là hành vi Đảng viên không được làm mà đây còn alf hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, nếu mức độ, tính chất của hành vi đánh bạc của Đảng viên có dấu hiệu hình sự thì người này còn đối mặt với việc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó, bên cạnh việc kỷ luật Đảng, Đảng viên còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngồi tù đến 07 năm tù

Nếu có dấu hiệu tội phạm, người đánh bạc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào thua bằng tiền/hiện vật trị giá từ 05 - dưới 50 triệu hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm…

- Phạt tù từ 03 - 07 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền/hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

Phạt tiền đến 02 triệu đồng

Nếu mức độ nhẹ hơn và không đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Đảng viên có thể bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng với các hành vi:

- Đánh bạc trái phép bằng các hình thức: Tá lả, tổ tôm, xóc đĩa, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, 13 lá, đá gà, tài xỉu…

- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép…

Nói tóm lại, Đảng viên đánh bạc tùy vào tính chất, mức độ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Đảng với mức kỷ luật cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng.

Chủ Đề