Bà bầu mắc sởi nguy hiểm như thế nào năm 2024

dẫn đến biến chứng viêm phổi kẽ, viêm phổi phối, viêm đường tiết niệu… Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Một điều đáng lo ngại nữa khi bà bầu mắc sởi là sốt cao sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt tức là vi rút sởi đã nhiễm vào cơ thể có thể làm suy giảm miễn dịch. Sốt cao có thể khiến sẩy thai hoặc thai chết lưu. Nếu bà mẹ bị sốt 39 - 40 độC cũng cónghĩa em bé chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ởmức 40 - 40,5 độC. Mức nhiệt độ đóảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi.

Khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mức độ ảnh hưởng của bệnh sởi tới thai nhi tùy thuộc vào từng thời điểm người mẹ nhiễm sởi, cụ thể: Nếu 3 tháng đầu mắc sởi nguy cơ dị dạng thai nhi hoặc sẩy thai rất cao, sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật. Trong 3 tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai. 3 tháng cuối nguy cơ gây dị dạng thai không cao nhưng có thể khiến bà bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu.

Các bà bầu cần chúý, trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, rubella… Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh sởi ở bà bầu không cao nhưng việc phòng ngừa cũng vô cùng cần thiết. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm phòng và giữ vệ sinh sạch sẽ… Chị em nên tiêm phòng sởi ít nhất là 3 tháng trước khi có bầu để có kháng thể chống vi rút sởi trong người. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp tăng khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nên dùng loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn là tốt nhất. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể làm giảm nguy cơ lây mắc các bệnh cúm, sởi, tay chân miệng, các dịch bệnh đường tiêu hóa, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như tả, SARS… Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội vi rút xâm nhập vào cơ thể vì xà phòng diệt khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần thực hiện những biện pháp tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc sởi như đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người; luôn vệ

Tôi nghe nói, hiện nay nhiều người lớn cũng mắc sởi. Tôi đang mang thai nên rất lo lắng. Vậy sởi nguy hiểm thế nào với phụ nữ mang thai? Thanh Vân (Hà Nội)

TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trả lời:

Hiện tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đang có hơn 300 ca mắc sởi người lớn. Không ít ca nặng, nguy hiểm, tuy nhiên chưa có tử vong. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc sởi, tuy rằng trẻ em dưới 5 tuổi thì mắc nhiều hơn. Đa số người lớn đã mắc sởi từ nhỏ, nếu chưa có miễn dịch thì khi tiếp xúc với nguồn bệnh, họ cũng có thể mắc sởi. Diễn biến bệnh ở người lớn giống như trẻ nhỏ (sốt cao, ho, phát ban, viêm kết mạc, sổ mũi). Tuy nhiên, nhiều người lại không nghĩ rằng mình lại mắc bệnh “trẻ con”, chỉ bị dị ứng nên chủ quan, không kiêng tiếp xúc, khiến nguồn bệnh lây lan.

Tuy diễn biến lâm sàng giống nhau nhưng biến chứng do sởi ở người lớn chủ yếu là não viêm, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong.

Phụ nữ khi mang thai cũng có nguy cơ mắc sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Vi rút sởi gây biến chứng sảy thai, sinh con hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật. Vi rút sởi lây qua dịch của miệng, mắt mũi. Chỉ cần người bệnh hắt hơi là bệnh có thể dính sang tay chân, quần áo và thâm nhập đường hô hấp của người khác.

Nếu bạn đã tiêm phòng sởi hoặc đã bị sởi thì nguy cơ mắc bệnh là rất thấp (chỉ 5% những người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi vẫn bị mắc sởi). Vắc xin sởi không tiêm cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Vì thế, nếu bạn chưa tiêm phòng, chưa từng bị mắc sởi thì nên tránh tiếp xúc tuyệt đối với nguồn bệnh. Khi ra đường nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sát trùng mũi họng, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.