Bà bầu ăn cá biển có tốt không
Hầu hết việc ăn các loại cá đều an toàn, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong thai kỳ của phụ nữ. Tuy nhiên, các loại cá tuyệt đối không nên ăn do chứa một hàm lượng thủy ngân khá cao. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây! Show
Những lợi ích và rủi ro khi ăn cá trong thời gian mang thai. Nguồn từ Freepik Những thông tin quan trọng được AVAKids tổng hợp trong bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về lợi ích của việc ăn cá, những loại cá an toàn và không an toàn, đồng thời sẽ mách nhỏ cho bạn biết được một số cách an toàn để ăn cá nhé! 1Ăn cá khi mang thai mang lại những lợi ích gì?Sau đây là những lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ cá:
“Các loại chất béo được sử dụng để phát triển trí não có nhiều hơn trong cá. Chúng tôi biết có mối liên hệ giữa các loại axit béo thiết yếu này và sự phát triển của bộ não”. Theo Brandon L.Reynolds
Có thể thấy rằng, lợi ích của việc ăn cá khi mang thai là vô cùng lớn. Tuy nhiên, ăn cá khi mang bầu còn tồn một số bất cập vô hình ví dụ như lượng thủy ngân được hấp thụ vào cơ thể khi ăn cá. Do đó, bạn nên ăn những loại cá chứa ít thủy ngân để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và em bé. 2Phụ nữ mang thai nên ăn bao nhiêu cá?Khẩu phần cá phụ nữ mang thai nên ăn là bao nhiêu? Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 226 - 340 gam cá mỗi tuần đặc biệt nên ăn các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá da trơn và cá rô phi vì đây là những loại có lượng thủy ngân tương đối thấp. 3Những loại cá an toàn và số lượng nên tiêu thụ khi mang thaiBạn nên ăn cá chứa ít thủy ngân và nhiều omega-3. Dưới đây là danh sách các loại cá phụ nữ mang bầu có thể ăn. Danh sách này được các cố vấn do các tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ phát hành:
Bài viết liên quan: 12 loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ - mẹ bầu cần tránh 4Những loại cá cần tránh khi mang thaiNhững loại cá các mẹ bầu không được ăn trong thai kỳ Bạn nên tránh xa các loại cá chứa nhiều thủy ngân dưới đây vì nó có thể gây độc cho hệ thần kinh của bạn: Cá vược Chile, cá mập, cá thu Tây Ban Nha (Vịnh Mexico), cá kiếm, cá ngói (Vịnh Mexico), cá ngừ (bao gồm cá tươi và đông lạnh). 5Những rủi ro khi ăn cá có chứa nhiều thủy ngân trong thời kỳ mang thaiCơ thể của bạn có thể hấp thụ thủy ngân từ cá và truyền sang em bé, gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. “Khi bạn hấp thụ quá nhiều thủy ngân, nó sẽ tập trung trong bộ não đang phát triển của thai nhi. Khi điều đó xảy ra, nó có thể làm gián đoạn các kết nối quan trọng cần thiết cho sự phát triển của não, có thể dẫn đến các vấn đề về tâm thần hoặc thần kinh” Theo Reynolds Theo EPA, thủy ngân là chất có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng nhận thức (chẳng hạn như trí nhớ và sự chú ý), khả năng vận động, thị giác và ngôn ngữ của em bé. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi ăn cá để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng có hại cho con của mình. 6Khuyến nghị an toàn cần tuân theo khi ăn cá trong thai kỳCác loại cá không nên ăn khi bạn đang mang thai Để ăn cá an toàn, bạn hãy làm theo các biện pháp sau đây để tránh tiếp xúc với bất kỳ chất gây ô nhiễm nào có trong cá.
Nếu bạn tuân thủ tất cả các lưu ý đã được liệt kê ở trên thì chắc chắn những món ăn được chế biến từ cá của bạn sẽ rất ngon và bổ dưỡng đồng thời tránh được những rủi ro về ngộ độc thực phẩm. 7Một số cách chế biến cá tốt nhất dành cho chế độ ăn uống của phụ nữ khi mang thaiChắc hẳn các mẹ rất quan tâm đến những món ăn được chế biến từ cá mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất giúp con mình phát triển một cách toàn diện ngay khi còn trong bụng mẹ phải không nào? Hãy cùng AVAKids điểm qua những món ăn này nhé!
Cá nướng, cá luộc, cá hấp là những cách chế biến mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ 8Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3 có thể thay thế cho cáNếu bạn không phải là một tín đồ mê cá, hãy bổ sung thay thế cá bằng các thực phẩm sau đây để đảm bảo nạp vào cơ thể một lượng Axit béo omega-3 đầy đủ giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
9Các câu hỏi thường gặp
Nó không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào nếu bạn không may ăn phải một khẩu phần cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Tuy nhiên, nếu dùng nó với một tần suất liên tục thì điều này sẽ tác động xấu đến cơ thể của mẹ và bé.
Bạn có thể ăn các nguồn thực phẩm thay thế như hạt óc chó, hạt lanh, trứng, hạt đậu nành…
Khi mang thai, ăn quá nhiều cá trong một khẩu phần là việc không tốt. Bạn nên ăn các thực phẩm với một lượng vừa phải sẽ tốt hơn cho em bé của mình.
Sushi là một hình thức khác của cá sống do đó nó chứa một lượng vi khuẩn và ký sinh trùng cao. Cho nên ăn sushi có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn sushi để bảo vệ đứa trẻ trong bụng của mình. Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của thai nhi đặc biệt là omega-3 và protein. Tuy nhiên, hãy chọn lọc các loại cá thật kỹ trước khi đưa chúng vào thực đơn ăn uống của bạn. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để hiểu hơn về các loại cá và cách chế biến chúng để hưởng được các lợi ích từ việc ăn cá. Thùy Trang tổng hợp từ Momjunction Xem thêm:
Nguồn tham khảo: 1. Omega-3 Fatty Acids and Coronary Heart Disease; University of Rochester Medical Center 2. Ab LatifWani et al.; Omega-3 fatty acids and the treatment of depression: a review of scientific evidence; Integrative Medicine Research 3. Fatemeh Borazjani et al.; Milk and Protein Intake by Pregnant Women Affects Growth of Foetus; J Health Popul Nutr (2013) 4. Pregnant? Eat more fish but proceed with caution; University of Utah (2014) 5. Preterm Birth: Causes, Consequences, and Prevention; The National Academies of Sciences Engineering Medicine (2007) 6. C.R. Santerre; Fish for Your Health; Purdue University (2009) 7. Safety concerns with consuming fish; Regents of the University of Minnesota (2018) 8. Pregnant? Tuna May Not Be Safe To Eat; The University of Utah (2014) 9. Methylmercury and Human Embryonic Development; The Embryo Project at Arizona State University (2018) 10. Should I Eat the Fish I Catch; United States Environmental Protection Agency (2014) 11. Xi Chen; Is it done yet? A guide to safely cooking meat; Michigan State University Extension (2015) 12. Omega-3 Fatty Acids; NIH (2021); University of Wisconsin Integrative Medicine (2007) 13. Jordi Julvez et al.; Maternal Consumption of Seafood in Pregnancy and Child Neuropsychological Development: A Longitudinal Study Based on a Population With High Consumption Levels; American Journal of Epidemiology (2016) |