Ăn cá diếc có tốt không

Theo Đông y và kinh nghiệm của tiền nhân truyền lại, cá diếc, không chỉ là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh đẻ thiếu sữa mà còn có công dụng tuyệt vời đối với người bị bệnh lâu ngày thân thể suy nhược, khí huyết hư tổn.

Cá diếc có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Ảnh: Từ Ân

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Cá diếc, tên khoa học Carassius auratus [Linnaeus]. Thuộc họ Cá chép - Cyprinidae. Theo bác sĩ Lê Thân, Bệnh viện Y học Cổ truyền Quảng Nam, tác giả sách "Thuốc ở quanh ta", cá diếc là thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi người ưa thích, chế biến được nhiều món ngon, hấp dẫn.

Cá diếc ích khí, kiện tỳ, lợi tiểu tiêu sưng, hạ sữa; bổ dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh đẻ thiếu sữa, người bị bệnh lâu ngày thân thể suy nhược, khí huyết hư tổn...

Đặc biệt cá diếc còn dùng để chữa ăn kém do tỳ vị hư nhược, trĩ sang, đại tiện ra máu, nôn mửa…

Mật cá diếc có tính sát trùng, giảm đau.

Các bài thuốc từ cá diếc

- Khí huyết hư tổn, thân thể suy nhược, ăn ít, mệt mỏi: cá diếc 250g, gạo nếp 60g; cá làm sạch, bỏ vảy và nội tạng, nấu với gạo nếp thành cháo mà ăn.

- Đầy hơi, nôn mửa: cá diếc 1 con, bỏ ruột, để vảy; tỏi xắt nhỏ cho hết vào bụng cá; dùng giấy thiếc gói kỹ, nướng chín, nghiền thành bột, mỗi lần uống 3g với nước cơm, ngày 2 - 3 lần.

- Bồi dưỡng cho người bị lao phổi ho ra máu: cá diếc làm sạch, nấu cùng củ cải trắng, không cần lượng, ăn thường xuyên.

- Ho lâu ngày: các diếc 250g, cho đường đỏ vào hầm ăn, liên tục 5 - 6 lần.

- Sản phụ thiếu sữa: cá diếc 250g nấu canh ăn, có thể thêm móng giò heo.

- Ít ngủ, ngủ không ngon giấc: cá diếc 300g, lá vông nem bánh tẻ 50g, hoa thiên lý 50g, gia vị; xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 400ml, nấu sôi rồi cho lá vông và hoa thiên lý cùng với phần cá nạc, nấu sôi lại là được.

Nên ăn nóng lúc đói vào buổi chiều; ngày 1 lần trong một tuần lễ.

- Dưỡng phế, giảm ho, miệng họng khô, hay đổ mồ hôi: cá diếc 1 con 250g, hồng khô 2 trái, bách hợp 30g, mỗi thứ đều được làm sạch cho vào nồi, thêm nước nấu chín kỹ với gia vị rồi ăn.

- Phòng trị viêm dạ dày mạn tính: cá diếc 250g, rửa sạch, rán vàng 2 mặt, cho vào 1 ít rượu; sau khi rán thơm, cho vào lượng vừa muối, 2 chén nước, nấu sôi 15 phút; cho thêm rau rút 250g, nấu sôi thêm 10 phút là được, mỗi ngày uống 2 lần.

- Viêm loét dạ dày: bong bóng cá diếc rửa sạch, chiên gòn bằng dầu mè, tán bột, uống mỗi lần 5 - 6g, ngày 2 lần.

- Trẻ lên sởi thời kỳ đầu hoặc lên sởi phát triển chậm: hầm riêng cá diếc tươi sống, có thể cho thêm chút muối, cho trẻ uống canh, ăn cá.

Món ăn này làm cho sởi mọc nhanh hơn, mọc nhanh rồi lặn nhanh, nên rút ngắn quá trình bệnh, tránh được biến chứng.

- Thiểu năng tình dục: cá diếc 2 con, mỗi con khoảng 300g, nuôi 1 ngày cho nhả hết bùn, đánh vảy, vây, bỏ nội tạng và màng đen trong bụng; tôm 300g, thịt heo băm 100g, lòng đỏ 2 trứng gà, lòng trắng 1 trứng gà, rượu vang đánh đều thành nhân tôm nõn.

Đảo mỡ hành gừng cho thơm rồi cho nước lạnh, cá diếc, rượu vang vào nấu sôi 5 phút; sau đó đổ nhân tôm nõn vào nồi; có thể thêm mộc nhĩ, nấm hương; nấu cho đến khi tôm nổi lên, nêm gia vị rồi ăn.

Người bị ung thư đang trong quá trình hồi phục thường bị tỳ hư và thấp. Cá diếc vừa có thể kiện tỳ vừa có thể hóa thấp nên rất tốt cho người bệnh.

Theo Đông y, các diếc có tác dụng kiện tỳ lợi thấp. Những người mắc bệnh ung thư đang trong thời kỳ hồi phục thường bị tỳ hư, đôi khi còn bị thấp, cá diếc vừa có thể kiện tỳ, vừa có thể hóa thấp, nên ăn cá diếc là tốt nhất.

Về dinh dưỡng, trong cá diếc các thành phần axit amin và protein có sự tương đồng rất lớn với những tổ chức protein và axit amin mà cơ thể người cần. Đây đều là những protein chất lượng cao, dạng sợi ngắn nên rất tốt cho cơ bắp, hàm lượng độ ẩm cao hơn, dễ hấp thu hơn so với thịt gia súc, gia cầm.

Trong thành phần thịt cá diếc còn có chất béo và axit béo không bão hòa đa, chủ yếu là omega-3, axit eicosapentaenoic [EPA]… có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, ung thư... Ngoài ra, thịt cá diếc còn chứa một lượng khá lớn vitamin A, D và B2, E, B1, niacin...

Cá diếc có tác dụng phụ trợ điều trị các triệu chứng do tỳ hư, thấp trọng gây ra như: mệt mỏi miệng ăn không thấy ngon, cổ trướng, phù thũng... Nó còn có tác dụng với bệnh sưng loét, tiêu chảy ra máu, bệnh lỵ...

Trong một số bài thuốc dân gian và trong các sách y học cổ đại, người ta thường dùng cá diếc với một vài vị thuốc Đông y chế biến thành dược thiện [món ăn thuốc].

Chẳng hạn, có thể mổ cá diếc, bỏ nội tạng, nhồi đậu đỏ, xa tiền tử vào bụng cá rồi cho vào nấu canh. Khi canh chín ăn cả nước và cái. Có người còn cho lá trà vào bụng cá rồi cho cá vào nấu canh ăn. Có người còn cho xa tiền tử và sa nhân để làm món canh như trên. Những người mắc bệnh có triệu chứng tiêu chảy có thể dùng tỏi nhồi vào bụng cá diếc rồi nấu canh ăn có hiệu quả rất tốt.

Cá diếc hấp: Cá diếc mổ bỏ nội tạng cho vào bát, cho vừa rượu vang, nêm ít muối và bột ngọt, vài miếng gừng, vài củ hành, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy. Khi hấp chín cá có mùi rất thơm ngon. Nếu muốn món này ngon hơn có thể cho vào ít thịt chân giò hun khói thái lát, nấm hương, đậu tương non...vào hấp cùng.

Canh cá diếc: Cho cá diếc làm sạch vào chảo dầu chiên qua, rồi cho vừa rượu vang, muối, bột ngọt, măng vào, đổ thêm nước nấu. Hoặc cá diếc có thể không cần chiên mà nêm gia vị rồi bỏ luôn vào nồi nước để nấu. Nếu cho củ cải thái sợi vào cùng nấu với cá diếc thì món ăn sẽ có hương vị riêng. Những bệnh nhân ung thư phổi ho có đờm ăn món này rất tốt.

Cá diếc om: Cá diếc mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho vào nồi hầm, nêm vừa rượu vang, xì dầu, muối rồi bắc lên bếp om đến khi xương nhừ là được. Còn muốn kho, ướp cá với hành, xì dầu, đường, giấm, đun đến khi nào thấy nước đặc, thịt mềm là được. Món này vị rất thơm, ngon.

Đặc biệt, trứng cá diếc có thể điều trung bổ can, có tác dụng bồi bổ rất tốt. Khi làm cá để hấp, om hoặc kho nên để riêng trứng cá diếc.

Lương y Vũ Quốc Trung [Hội Đông y Việt Nam]
Theo Khoa học và đời sống

Tin liên quan

Mẫu thực đơn hằng ngày cho bệnh nhân ung thư

Bữa sáng người bệnh có thể ăn bột bát phở khoảng 200g, tương đương với lưng bát to, kèm thêm 4-5 miếng thịt bò.

Tại sao bệnh nhân ung thư không ăn đồ ăn lên men, ủ muối?

Tôi có người nhà bị ung thư tuyến giáp. Tôi nghe nói bệnh nhân ung thư không nên ăn thịt đỏ nhiều, không ăn các đồ ăn lên men, nảy mầm. Điều này có đúng không? Vì sao? [Minh Anh, Hà Nội]

Những thực phẩm bệnh nhân ung thư nên và không nên ăn

Bệnh nhân ung thư nên ăn cá 3-4 lần/tuần, ăn các loại rau như giá đỗ, cà rốt, cà chua, rau ngót…, lựa chọn dầu thực vật hoặc mỡ cá.

Đang được quan tâm

Ung thư tuyến giáp di căn phổi chữa được không?

Ung thư tuyến giáp di căn, còn được gọi là ung thư tuyến giáp giai đoạn 4, là khi ung thư đã lan từ tuyến giáp đến các vùng xa của cơ thể. Phổi là cơ quan di căn xa phổ biến nhất.

Ung thư phổi có lây không?

Khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội, nhiều người lo sợ có thể bị lây bệnh thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Mắc ung thư thực quản: Khi nào cần phẫu thuật?

Căn bệnh này thường rất khó để nhận biết ở giai đoạn sớm, bởi lẽ các triệu chứng của nó cũng giống như các bệnh lý thông thường xuất hiện ở thực quản và vùng hầu họng.

Ngăn ngừa polyp ung thư hóa như thế nào?

Polyp là một dạng tổn thương có hình dáng giống với một khối u nó có thể có cuống hoặc không có cuống.

Sản phụ bị u tuyến thượng thận, ung thư tuyến giáp "mẹ tròn con vuông"

Khi đang mang thai 26 tuần, sản phụ 31 tuổi vào viện vì đau thượng vị. Các bác sĩ phát hiện chị có u tuyến thượng thận, ung thư tuyến giáp.

Bí quyết tìm lại giọng hát của người đàn ông ung thư vòm họng

Tiếng hát cất lên dù không còn trầm bổng và truyền cảm như ngày xưa nữa nhưng đối với chú Trần Văn Tiến - một người vừa thoát khỏi căn bệnh ung thư vòm họng thực sự là một kỳ tích.

Hành trình chiến thắng ung thư tử cung di căn của người phụ nữ

Nhìn vóc người gầy gò, xanh xao ấy không ai có thể nghĩ chị Nguyễn Thị Duệ [Hà Nội] lại có thể vượt qua căn bệnh ung thư tử cung di căn ở giai đoạn muộn một cách kỳ diệu.

5 nguyên tắc dinh dưỡng bệnh nhân ung thư trực tràng cần nhớ

Với bệnh nhân ung thư trực tràng, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc chiến với bệnh tật.

Những ai không nên ăn cá diếc?

1 Người có cơ địa dị ứng với cá Những người có cơ địa dị ứng với các loại cá nói chung nên loại bỏ cá diếc khỏi danh sách những thực phẩm nạp vào cơ thể. ... .
2 Người mắc bệnh gout. ... .
3 Người gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chảy máu. ... .
4 Người mắc các bệnh về gan, thận..

Ăn cá diếc bỏ gì?

Cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… Trong Đông y, cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…

Cá diếc có chất dinh dưỡng gì?

Dinh dưỡng: Trong cá diếc có chứa 17,7% protid, 1,8% lipid, 70 mg Ca; 152 mg P; 0,8 mg sắt; vitamin B1 và a xít nicotinic.

Cá diếc kì gì?

- Cá diếc kỵ gan heo: gan heo chứa hàm lượng Cholesterol khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra chứng xơ cứng động mạch. Và nếu ăn chung với cá diếc, chúng sẽ gây ra tình trạng nóng trong người và nổi mụn.

Chủ Đề