1MW cần bao nhiêu tấm pin năng lượng mặt trời?

Sử dụng điện mặt trời áp mái kết hợp nhà xưởng hoặc mô hình nông nghiệp công nghệ cao không chỉ tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm điện năng đáng đầu tư, hiệu quả cho các địa phương, chủ đầu tư trong thời điểm hiện nay.

Có một sự thật là những khách hàng, chủ đầu tư tìm đến năng lượng mặt trời đều rất quan tâm đến khả năng thu hồi vốn cũng như những lợi ích kinh tế mà hệ thống pin mặt trời mang lại. Tìm hiểu lợi ích khi đầu tư điện mặt trời áp mái 1MW ngay.

Tại sao lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái kết hợp nhà xưởng và mô hình nông nghiệp?

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, để đầu tư xây dựng 1MW điện gió cần tới 2 ha đất, 1MW điện mặt trời cần 1 ha đất. Đó là chưa kể đến các yếu tố khác như nguồn vốn, kỹ thuật, diễn biến của thời tiết, thời gian lập dự án đầu tư, thi công xây dựng…Vì vậy, điện Mặt Trời áp mái đang được nhiều doanh nghiệp triển khai rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân, và các chủ đầu tư.

Hiện nay, hệ thống năng lượng mặt trời được lắp đặt nhiều ở các mái nhà trong thành phố, khu công nghiệp đã có tác dụng làm giảm quá tải lưới điện truyền tải từ các nguồn điện truyền thống, thường đặt ở xa các trung tâm đông dân.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 (xét triển vọng đến năm 2030), đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện quốc gia cần đạt 60.000 MW, tới năm 2025 là 96.000 MW và năm 2030 là 130.000 MW. Tuy nhiên, hiện nay tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống của nước ta mới đạt 45.000 MW.

1MW cần bao nhiêu tấm pin năng lượng mặt trời?

Do đó, trong quy hoạch đã xác định việc ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng mặt trời, sẽ nâng công suất đặt từ 6-7 MW năm 2017 lên 850 MW vào năm 2020 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030, tương đương với 1,6 và 3,3% tổng công suất của cả nguồn điện.

Chính vì vậy, để tận dụng diện tích mặt bằng mái lớn tại các khu dân cư, doanh nghiệp vốn đã có sẵn cơ sở hạ tầng điện lưới đầy đủ, thuận tiện trong việc nối lưới, điện mặt trời áp mái được đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay.

Ngoài ra, phát triển Điện mặt trời mái nhà đem lại lợi ích cho Nhà nước và người sử dụng điện. Ðó là có thêm nguồn năng lượng sạch với sản lượng khá cao (nếu được khuyến khích đầu tư), giảm tối đa nguồn vốn ngân sách đầu tư vào các công trình nguồn phát và lưới truyền tải điện.

Lợi ích khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái kết hợp nhà xưởng và mô hình nông nghiệp

Hiện nay các nhà máy, xí nghiệp, công ty, nhà xưởng đang tiêu thụ một lượng điện năng quá lớn, chi phí chi trả cho lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng chiếm phần lớn chi phí sản xuất của chủ doanh nghiệp. Một giải pháp tiết kiệm tối ưu cho các công ty, nhà xưởng hiện nay đó chính là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới.

1. Tiết kiệm tối đa chi phí

Với hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới chủ các nhà xưởng, xưởng sản xuất, nhà máy, xí nghiệp sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí. Từ chi phí đầu tư lắp đặt thấp, mà tiết kiệm được chi phí tiền điện hàng tháng so với sử dụng điện lưới quốc gia. hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có độ bền rất cao lên đến 25 năm với pin mặt trời và 15 năm với bộ inverter, có chế độ bảo hành lâu dài và khách hàng không tốn bất kỳ chi phí bảo dưỡng nào. Đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình khách hàng sử dụng hệ thống lâu dài.

2. Hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng cao

Với nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới là vào ban ngày tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng mặt trời tạo ra điện 1 chiều, qua Inverter ( DC/AC inverter on grid ), có chức năng đổi từ điện DC – AC để khi cùng pha cùng tần số thì hòa chung với điện lưới: Khi công suất hòa lưới bằng công suất tải thì tải tiêu thụ điện hoàn toàn từ pin mặt trời. Khi công suất tải tiêu thụ lớn hơn công suất hòa lưới thì tải sẽ lấy thêm điện lưới bù vào. Khi công suất tải tiêu thụ nhỏ hơn công suất hòa lưới thì điện từ bộ hòa lưới sẽ trả ra lưới. Các thiết bị tiêu thụ điện luôn được đảm bảo nguồn điện ổn định nhất để hoạt động mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí cho điện năng tiêu thụ.

3. Được phép bán điện cho EVN

Việc lắp đặt Điện mặt trời áp mái ngoài tiết giảm chi phí điện tối đa cho gia đình, điểm nổi bật của hệ thống điện này là khi có lượng điện dư không sử dụng, khách hàng có thể bán lại cho ngành Điện, Tổng công ty Điện lực sẽ thực hiện ký hợp đồng mua điện và thanh toán tiền điện đối với các dự án hệ thống điện mặt trời mái nhà đã chốt chỉ số công tơ để bắt đầu giao nhận điện và thanh toán tiền điện kể từ ngày 1/7/2019. Từ ngày 1/1 đến 31/12/2020, giá mua điện (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng) là 1.940 đồng/kWh (tương đương với 8,38 UScents/kWh, tỷ giá 23.155 đồng/USD).

Sử dụng ĐMTAM không chỉ tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm điện năng đáng đầu tư hiệu quả trong thời điểm hiện nay.

4. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới thân thiện với môi trường

Nguồn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Không sử dụng bất kỳ thành phần nguyên liệu hay phương thức sản xuất nào có ảnh hưởng tới môi trường. Nó cũng cho thấy những người chủ doanh nghiệp là những người có tầm nhìn chiến lược và có trách nhiệm chung với cộng đồng bảo vệ môi trường.

Trên đây là lợi ích khi đầu tư điện mặt trời áp mái 1MW. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin về các thiết bị, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hoặc hợp tác làm đại lý phân phối các thiết bị cùng POSO vui lòng liên hệ thông tin: