1 pixel là bao nhiêu điểm ảnh?

Xin chào các bạn đã đến với Blog Unica. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về pixel là gì và ý nghĩa của đơn vị này. Đối với một số bạn mới tiếp xúc với nhiếp ảnh chắc chắn sẽ rất tò mò về chủ đề này. Vậy thì hãy cùng Unica khám phá nội dung dưới đây nhé. 

Pixel là gì?

Pixel là gì? Pixel viết tắt là gì? Pixel là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên bức ảnh kỹ thuật số, đây là viết tắt của từ Picture Element là một điểm vật lý trên bức ảnh, điểm ảnh nhỏ có kích thước vào khoảng 0,26×0,35 mm. 

Pixel được tạo ra từ máy ảnh, máy quay kỹ thuật số hoặc các phần mềm chuyên dụng như photoshop. Trong photoshop pixel được tạo ra ở dạng hình chữ nhật nhỏ có màu sắc hoặc không màu. Các pixel được sắp xếp cạnh nhau với cường độ màu giống hoặc khác nhau, tạo nên hình ảnh mà mắt người có thể nhìn thấy được. Càng nhiều Pixel trong 1 bức ảnh thì bức hình đó càng chi tiết.  

Khi phóng to 1 bức ảnh, đến 1 mức nào đó sẽ nhìn thấy pixel, bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để hình dung về hình dạng của pixel.

Hình minh họa

Ý nghĩa của pixel trong thiết kế, in ấn

Sau khi đã biết pixel là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của nó trong thiết kế và in ấn. Pixel đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế và in ấn vì nó cho biết dung lượng của ảnh, giúp người dùng biết kích thước ảnh hiển thị trên màn hình và giúp người dùng lựa chọn sản phẩm in có kích thước phù hợp. Cụ thể như sau:

1. Cho biết dung lượng của ảnh

Dung lượng của một ảnh là kích thước của tệp hình ảnh, được tính bằng đơn vị lưu trữ như kilobytes [KB] hoặc megabytes [MB]. Dung lượng của ảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước của ảnh [số lượng pixel], định dạng file [như JPEG, PNG], mức độ nén và chất lượng hình ảnh. Ảnh có dung lượng lớn thường chứa nhiều thông tin hơn, nhưng cũng chiếm nhiều không gian lưu trữ hơn. Dung lượng của ảnh càng lớn thì tốc độ tải sẽ chậm hơn, đặc điểm này ảnh hưởng tới tốc độ tải của trang web.  

Pixel cho biết dung lượng của ảnh

2. Để lựa chọn sản phẩm in có kích thước phù hợp

Để lựa chọn sản phẩm in có kích thước phù hợp, bạn cần xác định kích thước và độ phân giải mong muốn của ảnh in. Kích thước của ảnh in thường được đo bằng đơn vị như centimet hoặc inch. Để đảm bảo chất lượng in ấn tốt, cần lưu ý rằng độ phân giải của ảnh [số lượng pixel] cần đủ cao để đáp ứng yêu cầu in ấn. Một ảnh với độ phân giải thấp khi được phóng to sẽ dẫn đến tình trạng mờ hình ảnh. Do đó, hãy xem xét kích thước và độ phân giải của ảnh để chọn sản phẩm in phù hợp với nhu cầu của bạn.

Không chỉ giúp bạn chọn được sản phẩm in có kích thước phù hợp, pixel sẽ giúp bạn chọn được kích thước ảnh Instagram chuẩn để đăng lên mạng xã hội này. Với những ảnh không chuẩn kích thước, khi đăng lên Instagram sẽ rất dễ bị cắt mất hình ảnh khiến ảnh không thể truyền tải hết được thông điệp của người đăng. 

Công thức tính và quy đổi đơn vị pixel

Ở phần này, Unica sẽ giới thiệu tới bạn công thức tính và công thức quy đổi đơn vị pixel.

1. Công thức tính pixel

Nếu bạn đang thắc mắc công thức tính pixel là gì thì đây chính là đáp án dành cho bạn:

[Lượng pixel trên chiều rộng] x [Lượng pixel trên chiều cao]

Công thức tính pixel

Ví dụ: Màn hình LED có 1280 pixel chiều rộng và 720 pixel chiều cao thì màn LED có pixel là: 1280×720= 921.600 pixel.

2. Công thức quy đổi đơn vị pixel

Thông thường, Pixel sẽ được quy đổi sang đơn vị Megapixel [Megapixel viết tắt là MP, là đơn vị để đo độ phân giải của thiết bị quang. Một số thiết bị quang có thể kể đến đó là máy ảnh, máy quay]. Theo đó, 1.000.000 pixel tương đương với 1 Megapixxel.

Ví dụ, màn hình LED có chiều rộng 2230 pixel và 1080 pixel chiều cao thì màn LED đó có: 2230×1080= 2.408.400 pixel, quy đổi đơn vị ra Megapixel là 2,408 Megapixel.

Nên chọn màn hình Led nhiều Pixel hay ít?

Theo lý thuyết, Pixel càng lớn thì độ phân giải màn hình càng cao. Vậy liệu có phải chọn màn hình LED nhiều Pixel sẽ tốt hơn so với màn ít Pixel? Sự thật thì không phài lúc nào độ phân giải cao cũng tốt. Mật độ điểm ảnh nhiều hơn sẽ khiến cho độ phân giải Pixel thấp. Mật độ điểm ảnh chính là những bóng đèn LED trên một màn hình. Do vậy, khi lựa chọn màn hình bạn nên xem xét kỹ lưỡng độ phân giải hiển thị và chất lượng hiển thị của Module.

Ví dụ, khi mua màn hình nếu bạn chỉ cần màn hình hiển thị một đoạn văn bản nào đó thì việc lựa chọn sản phẩm có độ phân giải cao không hảm là một ý tưởng tốt bởi điểm ảnh nhiều sẽ khiến dư thừa và tốn ngân sách. 

Độ phân giải màn hình phổ biến nhất

Cách chọn Pixel chuẩn nhất 

Để chọn Pixel chuẩn nhất, bạn cần xác định mục tiêu in ấn, độ phân giải, kích thước hình ảnh, thử in mẫu, kiểm tra và chỉnh sửa pixel. Từng mục cụ thể sẽ được trình bày ở dưới đây:

1. Xác định mục tiêu in ấn

Bạn cần xác định rõ mục đích và mục tiêu của quá trình in ấn. Điều này bao gồm việc xác định loại sản phẩm in như áp phích, tờ rơi, banner hoặc bất kỳ loại nào khác. Song song với đó, bạn cũng cần xác định mục đích sử dụng của từng loại ấn phẩm, chẳng hạn như quảng cáo, marketing hoặc trưng bày.

Muốn chọn Pixel chính xác thì cần xác định mục tiêu in ấn

2. Độ phân giải [PPI hoặc DPI]

Cách chọn Pixel chuẩn nhất là xác định độ phân giải mong muốn cho sản phẩm in. Độ phân giải được đo bằng pixel trên mỗi inch [PPI] hoặc điểm trên mỗi inch [DPI]. Đối với in ấn chất lượng cao, độ phân giải thường nằm trong khoảng 300 đến 600 PPI hoặc DPI.

3. Kích thước hình ảnh

Xác định kích thước ảnh in dựa trên kích thước và định dạng của sản phẩm in. Điều này bao gồm đo lường và xác định kích thước cụ thể của vùng in, ví dụ như chiều rộng và chiều cao của tờ rơi, banner hoặc bất kỳ sản phẩm in nào khác.

Xác định kích thước ảnh in dựa trên kích thước và định dạng của sản phẩm in

4. Thử in ấn mẫu

Trước khi in số lượng lớn, bạn nên thử in ấn một mẫu để kiểm tra chất lượng kết quả in. Điều này giúp bạn đánh giá và điều chỉnh các yếu tố như màu sắc, độ sắc nét và độ phân giải để đảm bảo kết quả in ấn đạt chuẩn và đáp ứng mục tiêu của bạn.

5. Kiểm tra và chỉnh sửa pixel

Kiểm tra các pixel trong ảnh để đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu chất lượng và độ phân giải. Trong một số trường hợp, bạn cần chỉnh sửa pixel để tăng cường độ sắc nét, loại bỏ nhiễu hoặc tối ưu hóa màu sắc. Trong trường hợp này, bạn cần sử dụng các công cụ và phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để điều chỉnh pixel một cách chính xác.

>>> Xem thêm: Facebook Pixel là gì? Hướng dẫn cách tạo và cài ID Pixel Facebook

Kiểm tra các pixel trong ảnh để đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu chất lượng và độ phân giải

Gợi ý một số ý tưởng vẽ pixel

Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng vẽ hình pixel, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Mẫu pixel bánh và trà

Mẫu pixel bánh ngọt

Mẫu pixel chim cánh cụt

Mẫu pixel gấu trúc

Mẫu pixel sách vở

Trên đây là bài viết pixel là gì và cách để chọn pixel chuẩn. Nếu bạn là người mới bắt đầu “lấn sân” sang lĩnh vực Photoshop và muốn tìm hiểu chuyên sâu về công cụ Pixel nâng cao để phục vụ công việc thì các khóa học photoshop từ các chuyên gia hàng đầu sẽ là lựa chọn phù hợp mà bạn không thể bỏ qua.

Chúc bạn thành công!

Chia sẻ

Đánh giá :


Tags: Marketing Online

Bài liên quan

  • A/B Testing là gì? Lợi ích & quy trình làm A/B Testing

  • Các tiện ích mở rộng quảng cáo Google Adwords

  • 5 Cách làm tiếp thị liên kết không cần Website hiệu quả

  • Guest Post và phương pháp tiếp cận các Website High Authority

  • Bật mí 25 tuyệt chiêu tăng like Facebook hiệu quả

  • Vấn đề Canonical trong SEO và cách khắc phục 

Khóa học nổi bật

  • Facebook Marketing từ A - Z

    Unica

    [697]

    14815 học viên

    799,000đ1,000,000đ

  • 65 Tuyệt chiêu quảng cáo Google Ads đỉnh cao giúp bạn Tiết kiệm 50% ngân sách

    Unica

    [230]

    4060 học viên

    799,000đ1,000,000đ

Bài viết nổi bật

  • Các công cụ vẽ hình trong Photoshop đơn giản nhất bạn cần biết

  • Cách viết kịch bản hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh thu hút người xem

  • 14 ứng dụng chỉnh màu video cực chất cho bạn tha hồ “sống ảo”

liên quan

Marketing

A/B Testing là gì? Lợi ích & quy trình làm A/B Testing

A/B Testing là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong Marketing? Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ giới thiệu đến bạn định nghĩa về A/B Testing và những vấn đề bạn cần biết về A/B Testing để triển khai hoạt động Marketing của doanh nghiệp một cách hiệu q

Read more

Marketing

Các tiện ích mở rộng quảng cáo Google Adwords

Một trong những yếu tố giúp quảng cáo Google Adwords của bạn thu hút người dùng đó là tối ưu hóa mẫu quảng cáo và website của bạn. Bằng các tiện ích mở rộng quảng cáo Google Adwords sẽ giúp bạn sẽ dễ dàng thực hiện điều đó. Hãy cùng khám phá những tiện íc

Read more

Marketing

5 Cách làm tiếp thị liên kết không cần Website hiệu quả

5 Cách làm tiếp thị liên kết không cần website bao gồm quảng bá thông tin, tạo cuốn sách điện tử, Email Marketing, tạo Video trên Youtube, quảng bá cho các diễn đàn

Read more

Marketing

Guest Post và phương pháp tiếp cận các Website High Authority

Đối với những SEOer, thực hiện các liên kết Guest Post lên các Website High Authority sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập vào website của bạn và nhận được sự tín nhiệm của Google. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin về Guest Post và phương pháp

Read more

Marketing

Bật mí 25 tuyệt chiêu tăng like Facebook hiệu quả

Tăng like Facebook là điều ai cũng mong muốn đối với trang của mình, bởi số lượng like trên fanpage là một trong những thước đo nói lên độ uy tín của cá nhân cũng như doanh nghiệp. Nếu lượng like trên trang của bạn đủ lớn thì bạn sẽ nhận được không ít khá

Read more

Marketing

Vấn đề Canonical trong SEO và cách khắc phục 

Đối với người làm SEO một vấn đề mà không một người nào muốn gặp phải khi xây dựng website của mình đó là trùng lặp nội dung không cố tình dù đường dẫn và tiêu đề khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng website của bạn. Chính vì vậy, Canonical

Chủ Đề