1 học kỳ có bao nhiêu bài kiểm tra

Hôm nay, 13/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 5766/BGDĐT-GDTT về việc “Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch COVID-19.” Một trong những nội dung quan trọng của công văn này là hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá học sinh cuối học kỳ I phù hợp với hình thức tổ chức dạy học ứng phó với dịch COVID-19.

Theo đó, đối với hoạt động đánh giá định kỳ, các trường chỉ thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học/hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).

Các nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.

Lớp 1, 2 kiểm tra trực tiếp

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với lớp 1, lớp 2, việc tổ chức bài kiểm tra định được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19, cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.

Nhà trường cần lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện. Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học.

Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng giáo dục và đào tạo để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.

Ở trường hợp này, theo quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về Quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.

Lớp 3, 4, 5 linh hoạt hình thức

Đối với các lớp 3, lớp 4, lớp 5, bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch COVID-19 tại địa phương vào thời điểm tổ chức đánh giá.

Các nhà trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với môn Toán, môn Tiếng Việt.

[Đà Nẵng tạm dừng việc đi học trực tiếp của học sinh lớp 1 từ 13/12]

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá đúng chất lượng học tập của người học. Nội dung đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt về nội dung học tập và các thành phần năng lực của môn học. Câu hỏi, bài tập kiểm tra phải được thiết kế đảm bảo các mức theo quy định, tập trung vào nội dung học tập “cốt lõi” theo công văn “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19” mà Bộ đã ban hành ngày 10/9/2021.

Bên cạnh hướng dẫn về kiểm tra đánh giá định kỳ, công văn cũng hướng dẫn thực hiện đánh giá thường xuyên và việc linh hoạt các hình thức dạy học cho học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19./.

Việc đánh giá, xếp loại đối với cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đang được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2011 cho đến nay.

Tuy nhiên, nhìn từ thực tế thì học sinh và giáo viên đang chịu rất nhiều áp lực do lượng bài kiểm tra quá lớn.

Học sinh thì có quá nhiều bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và giáo viên cũng tất bật trong việc ra đề, chấm bài cho học sinh, nhất là đối với bộ môn Ngữ văn mỗi học kỳ có từ 10 bài kiểm tra viết trở lên.

1 học kỳ có bao nhiêu bài kiểm tra
Học sinh đang có rất nhiều bài kiểm tra (Ảnh minh họa: baodaknong.org.vn)

Học sinh sợ kiểm tra

Theo hướng dẫn của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì có 2 hình thức kiểm tra  như sau:

a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;

b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).

Số lần kiểm tra của mỗi môn học được tính theo số lượng tiết/ tuần nên môn nào nhiều tiết thì số lượng bài kiểm tra nhiều hơn. Số lần kiểm tra của các môn học được hướng dẫn:

1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.

2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:

a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần; b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần; c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.

Chính vì hướng dẫn như vậy nên các môn học thường có từ 3 bài kiểm tra viết trở lên đối với cả kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Môn nhiều nhất là môn Văn của lớp 9 có tới 11 bài kiểm tra viết- Đây thực sự là nỗi sợ hãi của học trò.

Học trò lớp 6 thường gặp khó khăn và kết quả học tập thấp

1 học kỳ có bao nhiêu bài kiểm tra
Sửa Thông tư 08 và Thông tư 58 để ngăn chặn bạo lực học đường

Những em học sinh lớp 6 là gặp khó khăn nhiều nhất trong học tập và kiểm tra trên lớp nên thường điểm của học sinh lớp 6 thấp hơn các lớp còn lại.

Bởi, dưới cấp tiểu học ít môn học mà mỗi môn học thì các em chỉ phải thực hiện kiểm tra một lần giữa kỳ và một lần cuối kỳ, không có bài kiểm tra 15 phút.

Lên đến cấp trung học cơ sở thì kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút), kiểm tra định kỳ (bài từ 1 tiết trở lên) liên tục.

Chỉ riêng môn Ngữ văn lớp 6 thì mỗi kỳ phải có có 1 cột điểm miệng; 4 cột điểm 15 phút; 5 cột điểm cho bài 1 và 2 tiết; 1 cột điểm học kỳ. Vì mật độ kiểm tra liên tục nên nhiều học sinh đuối ngay khi bước vào lớp 6.

Lên đến lớp 9 thì môn Ngữ văn lại tăng thêm một bài định kỳ nữa. Vì vậy, mỗi học kỳ thì chỉ mình môn Ngữ văn 9 đã có 12 cột điểm/ 1học kỳ.

Và, đâu chỉ mình môn Văn, các môn khác cũng có số tiết rất nhiều như môn Toán (4 tiết); môn Anh (3 tiết) cũng có lượng bài kiểm tra nhiều. Hơn chục môn học song hành với nhau nên gần như tuần nào học sinh cũng phải làm bài kiểm tra.

Nhiều môn học, giáo viên không báo kiểm tra trước, vào lớp mới bất thình lình yêu cầu học sinh lấy giấy ra làm bài kiểm tra 15 phút khiến học sinh sợ hãi và nhiều em không có sự chuẩn bị nên không làm được bài.

Giáo viên cũng ngao ngán

Trong các giáo viên hiện nay thì giáo viên bộ môn Ngữ văn đang phải đọc và chấm lượng bài nhiều nhất.

Nhiều ở đây không chỉ là số lượng bài mà nhiều đối với môn Văn là các bài viết của các em thường rất dài đối với bài kiểm tra 2 tiết. Nhiều học sinh viết bài kiểm tra từ 8-10 trang giấy.

1 học kỳ có bao nhiêu bài kiểm tra
Sao lại bất nhất trong việc xếp loại học sinh?

Trong khi, đối với môn Văn thì ngoài yêu cầu nội dung còn có thêm phần sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học trò nên việc chấm bài thường phải mất rất nhiều thời gian.

Mỗi học kỳ giáo viên phải đọc vài ngàn trang viết của học trò cũng khiến cho nhiều thầy cô cảm thấy rất áp lực trong quá trình chấm bài.

Không chỉ chấm bài áp lực mà làm đề kiểm tra môn Ngữ văn hiện nay cũng mất rất nhiều thời gian. Cho dù là giáo viên dạy cùng khối lớp nhưng bắt buộc phải làm nhiều đề bài và đáp án khác nhau bởi nếu kiểm tra đề chung thì rất dễ lộ đề. Trong khi, mỗi đề bài làm cả buổi chưa xong…

Chương trình giáo dục phổ thông mới cần bớt đi các bài kiểm tra

Hiện nay, dù chương trình môn học đã thông qua, Bộ cũng đã thẩm định xong sách giáo khoa lớp 1. Năm học 2020-2021 sẽ bắt đầu dạy chương trình mới ở lớp 1, năm học 2021-2022 là lớp 2 và lớp 6, năm học 2022-2023 là đến lớp 3, lớp 7 và lớp 10…

Thế nhưng, việc kiểm tra đánh giá học sinh qua các môn học như thế nào thì hiện nay chúng ta chưa được biết.

Chính vì vậy, chúng tôi chỉ mong rằng khi chương trình mới áp dụng thì việc giảm tải các bài kiểm tra như hiện nay là điều mà Bộ cần phải tính tới để giảm áp lực cho học trò và ngay cả với giáo viên.

Học sinh thì chỉ có 2 tuần đầu và tuần cuối học kỳ là không có bài kiểm tra, các tuần còn lại là kiểm tra liên tục hết môn này đến môn khác. Có hôm phải làm đến vài bài kiểm tra nên áp lực rất lớn.

Học thì đương nhiên là phải kiểm tra để giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học trò nhưng kiểm tra quá nhiều sẽ khiến cho học sinh sợ hãi và giáo viên cũng ngao ngán theo!

Một học kỳ có bao nhiêu bài kiểm tra 1 tiết?

Thời gian thể là 45 phút (tương đương với 1 tiết học) đến 90 phút. Theo ông Thành, trước đây, số đầu điểm kiểm tra 1 tiết nhiều hơn. những môn đến 2-3 bài kiểm tra 1 tiết mỗi học kỳ.

Kiểm tra giữa kỳ bao nhiêu phút?

Đối với khối lớp 6, lớp 7, lớp 10: Thời gian làm bài kiểm tra đối với môn học có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút; đối với môn học có trên 70 tiết/năm học từ 60 - 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

Kiểm tra 15 phút để làm gì?

Việc kiểm tra viết 15 phút (hoặc dưới 1 tiết) nhằm kiểm tra, đánh giá nhận thức của các học viên về kiến thức, kỹ năng ở các bài học trước.

Điểm kiểm tra định kỳ là gì?

Theo quy định tại điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, ...